Trung tâm Pháp y cấp tỉnh thực hiện các công tác giám định pháp y nào? Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có được từ chối thực hiện giám định pháp y không?
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh thực hiện các công tác giám định pháp y nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng của Trung tâm pháp Y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Chức năng
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện giám định pháp y trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực pháp y.
Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BYT hướng dẫn nhiệm vụ của Trung tâm pháp Y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau
Nhiệm vụ
1. Thực hiện công tác giám định pháp y trên địa bàn tỉnh bao gồm:
a) Giám định và giám định lại tổn thương cơ thể do chấn thương và các nguyên nhân khác;
b) Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính;
c) Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền;
d) Giám định và giám định lại trên hồ sơ;
đ) Các trường hợp giám định khác theo quy định của pháp luật và trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
e) Giám định pháp y theo yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia các hoạt động theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Xác định chết não phục vụ cho việc hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chuyên ngành pháp y.
4. Tham gia công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực pháp y. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương về lĩnh vực giám định pháp y.
5. Thực hiện dịch vụ y tế theo nhu cầu khi đủ điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê, báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp và Viện Pháp y Quốc gia về hoạt động giám định pháp y, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh.
8. Quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện giám định pháp y trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Giám định và giám định lại tổn thương cơ thể do chấn thương và các nguyên nhân khác;
- Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính;
- Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền;
- Giám định và giám định lại trên hồ sơ;
- Các trường hợp giám định khác theo quy định của pháp luật và trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
- Giám định pháp y theo yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh thực hiện các công tác giám định pháp y nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có được từ chối thực hiện giám định pháp y không?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-BYT hướng dẫn quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm pháp Y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Quyền hạn
1. Được quyền đề nghị phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng trang thiết bị với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác giám định pháp y theo quy định của pháp luật.
2. Được quyền mời chuyên gia, người giám định theo vụ việc và sử dụng các kết luận chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định pháp y;
3. Được quyền yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện giám định pháp y.
4. Được từ chối thực hiện giám định pháp y nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định;
5. Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định pháp y khi trả kết quả giám định pháp y.
Như vậy, Trung tâm Pháp y cấp tỉnh được từ chối thực hiện giám định pháp y nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định.
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh chịu sự quản lý, chỉ đạo của cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BYT hướng dẫn cơ cấu tổ chức của Trung tâm pháp Y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
- Mối quan hệ của Trung tâm Pháp y cấp tỉnh với các cơ quan:
+ Chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động và nguồn lực của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ pháp y của Bộ Y tế và Viện Pháp y Quốc gia.
+ Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp về công tác giám định tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?