Trung tâm hòa giải thương mại không xây dựng quy tắc hòa giải của trung tâm thì có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Trung tâm hòa giải thương mại không xây dựng quy tắc hòa giải của trung tâm thì có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; giấy phép thành lập của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động để hoạt động hòa giải thương mại;
d) Không xây dựng quy tắc hòa giải hoặc xây dựng quy tắc hòa giải của trung tâm hòa giải thương mại có nội dung không phù hợp quy định pháp luật;
đ) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
Như vậy, Trung tâm hòa giải thương mại không xây dựng quy tắc hòa giải theo quy định của pháp luật thì không bị đình chỉ hoạt động mà bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trung tâm hòa giải thương mại không xây dựng quy tắc hòa giải của trung tâm thì có bị đình chỉ hoạt động hay không? (Hình từ Internet)
Trung tâm hòa giải thương mại có bắt buộc phải xây dựng Quy tắc hòa giải hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
...
2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về tổ chức hòa giải thương mại như sau:
Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Như vậy, trung tâm hòa giải thương mại có nghĩa vụ phải xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải theo quy định.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định như thế nào?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?