Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; giấy phép thành lập của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động để hoạt động hòa giải thương mại;
d) Không xây dựng quy tắc hòa giải hoặc xây dựng quy tắc hòa giải của trung tâm hòa giải thương mại có nội dung không phù hợp quy định pháp luật;
đ) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
Như vậy, trung tâm hòa giải thương mại hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập thì không bị đình chỉ hoạt động mà bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động khi chưa được cấp giấy phép thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động không? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Danh sách sáng lập viên;
c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập Trung tâm hòa giải thương mại hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại.
Lưu ý: trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có những chính sách gì về hòa giải thương mại?
Chính sách của Nhà nước về hòa giải thương mại được quy định tại Điều 5 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
- Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại tổ chức hòa giải thương mại.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?