Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam trực thuộc cơ quan nào? Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Tôi có thắc mắc là Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam trực thuộc cơ quan nào? Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Anh Tuấn (TP. HCM)

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam trực thuộc cơ quan nào?

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ internet)

Theo Điều 1 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Vị trí
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng).
2. Chức năng
a) Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
b) Quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.
c) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.

Căn cứ quy định trên thì Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng).

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam có chức năng:

- Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

- Quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Theo Điều 2 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự liên quan đến công tác tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
3. Chủ trì, phối hợp xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác; tổ chức triển khai lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng về tuyển chọn nhân sự, mua sắm trang bị, vật chất, huấn luyện, đào tạo và tổ chức bảo đảm cho lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
5. Giúp Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
7. Là cơ quan thường trực hiệp đồng, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
8. Trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng Quân đội tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Là đầu mối giữ thông tin chỉ huy của Bộ Quốc phòng đối với lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo hoạt động gìn giữ hòa bình đối với cán bộ Quân đội và Tùy viên Quân sự Việt Nam trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Tổ chức các đoàn công tác tới các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia để thực hiện nhiệm vụ.
10. Chủ trì hoặc tham gia đàm phán và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền ký kết các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về gìn giữ hòa bình giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc; giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài.
11. Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao thực hiện thỏa thuận tài chính và thanh toán với Liên Hợp Quốc và các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận đã ký kết. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ về lĩnh vực gìn giữ hòa bình theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
12. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nghiên cứu khoa học về hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với lực lượng quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
14. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.

Mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định về mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được pháp luật quy định như sau:

- Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.

- Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Tổng Tham mưu trưởng là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.

- Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

- Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp, hiệp đồng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam
Bộ Quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc BQP mới nhất?
Pháp luật
Đã có Thông tư 69/2024 về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Pháp luật
Tuổi phục vụ tại ngũ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng là bao lâu?
Pháp luật
Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có thẩm quyền ký những văn bản nào? Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm? Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Đối ngoại là gì?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam
780 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam Bộ Quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Bộ Quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào