Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Lãnh đạo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi gồm những ai?
- Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn về hoạt động nào?
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 09/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định vị trí, chức năng của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi như sau:
Vị trí, chức năng
1. Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi (sau đây gọi tắt là trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi thực hiện chức năng chức năng phục vụ quản lý nhà nước và thực hiện các dịch công về thủy lợi, nước sạch nông thôn; quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sách, tư vấn đầu tư xây dựng trong lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước;
2. Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật;
Trụ sở chính của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi đặt tại thành phố Hà Nội.
Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 09/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định về tổ chức bộ máy của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
2. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có 06 phòng:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Chính sách và Cơ sở dữ liệu;
d) Phòng Kỹ thuật công trình;
đ) Phòng Kiểm định chất lượng công trình;
e) Phòng Chuyển giao công nghệ và Hợp tác quốc tế.
Các Phòng thuộc khoản 2 Điều này có Trưởng phòng và không quá 02 Phó trưởng phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục.
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi gồm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn về hoạt động nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 09/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng, trình Tổng cục trưởng chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án hàng năm, dài hạn của Trung tâm và tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia và lưu trữ kết quả, sản phẩm điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn;
c) Phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn về: quy hoạch, xây dựng, quản lý sử dụng các công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn; theo dõi, thống kê và cập nhật các vùng hạn, mặn, sa mạc hóa; điều tra, khảo sát, lưu trữ, xử lý, quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu; điều tra, khảo sát, đánh giá, dự báo về nguồn nước và nguy cơ mất an toàn các hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi; kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi; thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng; điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước;
d) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, an toàn đập và nước sạch nông thôn;
e) Tư vấn chính sách trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn về: phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá đối với sản phẩm, dịch vụ; xây dựng thể chế chính sách, kỹ thuật và tiến tới xã hội hóa;
...
Như vậy, theo quy định, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và nước sạch nông thôn về:
(1) Quy hoạch, xây dựng, quản lý sử dụng các công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn;
(2) Theo dõi, thống kê và cập nhật các vùng hạn, mặn, sa mạc hóa;
(3) Điều tra, khảo sát, lưu trữ, xử lý, quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu;
(4) Điều tra, khảo sát, đánh giá, dự báo về nguồn nước và nguy cơ mất an toàn các hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi;
(4) Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi;
(5) Thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
(6) Điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?