Trục xuất là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định?
Trục xuất là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Như vậy, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP là:
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất.
Trục xuất là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định? (hình từ internet)
Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?
Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
- Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
- Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
- Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
- Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
(2) Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
- Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
- Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho ai?
Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất quy định tại Điều 9 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
...
3. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
...
Như vậy, quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Theo đó, quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
- Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
- Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
- Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
(Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 142/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?