Trụ sở của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là ở đâu? Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai do ai bổ nhiệm?
Trụ sở của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là ở đâu?
Trụ sở của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 1 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là gì?
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai.
2. Tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
19. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập hội và Điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định.
20. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
21. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?