Trong vụ án hành chính thì Tòa án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt?
- Trong vụ án hành chính thì Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt?
- Trong thời hạn bao lâu thì người khởi kiện có quyền khiếu nại quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán?
Trong vụ án hành chính thì Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt?
Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 74 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
2. Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
...
Như vậy, trong những trường hợp được liệt kê nêu trên thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong trường hợp vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
...
Theo đó, nếu như người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan) thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết thì Tòa án cũng ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng.
Như vậy, trong vụ án hành chính thì Toàn án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt nếu như việc vắng mặt này dẫn đến việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Trong vụ án hành chính thì Toàn án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vẫn vắng mặt? (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao lâu thì người khởi kiện có quyền khiếu nại quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 76 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo của Thẩm phán về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Tại phiên tòa, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Hội đồng xét xử về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo đó, trường hợp muốn khiếu nại thì người khởi kiện có thể khiếu nại trong thời hạn là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo của Thẩm phán về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán?
Giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 77 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.
3. Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.
Như vậy, Chánh án Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán, đồng thời quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho người khởi kiện được biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?