Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
- Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
- Kinh phí đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được lấy từ nguồn nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử cho Ủy ban Dân tộc?
Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với quản lý, sử dụng văn bản điện tử
a) Tạo ra thông điệp dữ liệu trong việc gửi, nhận văn bản điện tử nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
b) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quy trình truyền, gửi và nhận văn bản điện tử.
c) Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ trong gửi, nhận văn bản điện tử.
d) Thay đổi, xóa, hủy, sao chụp, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản điện tử.
đ) Các văn bản thuộc loại bí mật nhà nước được quản lý riêng, không được thực hiện gửi, nhận sử dụng văn bản điện tử.
e) Dự thảo, lưu giữ trên máy tính và thiết bị điện tử có kết nối mạng tin học (LAN, WAN, Internet) các văn bản, tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước.
2. Đối với việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số
a) Sử dụng chữ ký số nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiến hành các hoạt động trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc gồm:
(1) Tạo ra thông điệp dữ liệu trong việc gửi, nhận văn bản điện tử nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
(2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quy trình truyền, gửi và nhận văn bản điện tử.
(3) Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ trong gửi, nhận văn bản điện tử.
(4) Thay đổi, xóa, hủy, sao chụp, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản điện tử.
(5) Các văn bản thuộc loại bí mật nhà nước được quản lý riêng, không được thực hiện gửi, nhận sử dụng văn bản điện tử.
(6) Dự thảo, lưu giữ trên máy tính và thiết bị điện tử có kết nối mạng tin học (LAN, WAN, Internet) các văn bản, tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước.
Trong việc quản lý, sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc có những hành vi nào bị nghiêm cấm? (Hình từ Internet)
Kinh phí đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được lấy từ nguồn nào?
Kinh phí đảm bảo sử dụng văn bản điện tử được quy định tại Điều 22 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Kinh phí đảm bảo sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số
Kinh phí đảm bảo quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước dự toán hằng năm của Ủy ban Dân tộc. Căn cứ vào kế hoạch hằng năm, các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, đề xuất dự toán kinh phí thực hiện quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số gửi Trung tâm Thông tin để tổng hợp, gửi Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính thẩm định, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt.
Như vậy, theo quy định, kinh phí đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước dự toán hằng năm của Ủy ban Dân tộc.
Đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử cho Ủy ban Dân tộc?
Trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý và sử dụng văn bản điện tử được quy định tại Điều 20 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin
...
3. Quản lý các dịch vụ kỹ thuật chữ ký số, chứng thư số; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tích hợp chữ ký số vào các phần mềm ứng dụng.
4. Triển khai cài đặt phần mềm ký số, tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng chứng thư số cho cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc.
5. Đảm bảo các hệ thống ứng dụng kết nối mạng internet để thực hiện ký số, phục vụ khai thác, sử dụng văn bản điện tử theo quy định.
6. Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc triển khai ứng dụng chữ ký số, đồng thời hỗ trợ xử lý sự cố cho các đơn vị trong quá trình sử dụng chứng thư số.
7. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc về tình hình triển khai thực hiện việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm Thông tin có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện việc quản lý và sử dụng văn bản điện tử cho Ủy ban Dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?