Trong việc quản lý công trình đường bộ Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc quản lý công trình đường bộ?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
b) Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao;
c) (bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT)
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương;
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm gì trong việc quản lý công trình đường bộ?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
...
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;
c) Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
Như vậy, Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm như sau:
- Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;
- Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
Các tài liệu phục vụ quản lý công trình đường bộ bao gồm những tài liệu gì?
Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định các tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ gồm:
- Quyết định duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng; biên bản bàn giao công trình; nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình; các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ;
- Thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo); mốc cao độ, tọa độ (nếu có); hồ sơ lưu trữ điện tử (nếu có);
- Hồ sơ và lý lịch thiết bị, thiết bị công nghệ; các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào công trình (nếu có);
- Hồ sơ cọc mốc đã đền bù giải phóng mặt bằng thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường bộ, (nếu có); hệ thống cọc mốc hành lang an toàn đường bộ, mốc đất của đường bộ;
- Hồ sơ tài liệu thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông (nếu có);
- Quy trình bảo trì; quy trình vận hành, khai thác công trình;
- Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông (nếu có); hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
- Hồ sơ trạng thái ban đầu (trạng thái “0”) của các công trình cầu, hầm (nếu có);
- Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ, bình đồ duỗi thẳng; các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác công trình đường bộ; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình;
- Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có);
- Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các công việc khác liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
- Số liệu đếm xe trên đường bộ, lưu lượng xe qua phà, cầu phao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?