Trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông thì các cơ quan có thẩm quyền có những trách nhiệm gì?
Đối tượng nào được bồi dưỡng để nâng cao năng lực thông tin và truyền thông?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông như sau:
Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông
1. Nhiệm vụ nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông được thực hiện thông qua công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng trong quản lý và trong công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác quản lý báo chí, cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan, tổ chức. Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, truyền thông, bao gồm:
a) Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; cán bộ cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
b) Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; ưu tiên công chức văn hóa - xã hội cấp xã, phụ trách đài truyền thanh cấp xã;
c) Cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
...
Theo đó, đối tượng nào được bồi dưỡng để nâng cao năng lực thông tin và truyền thông là những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên.
Trong đó có lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; cán bộ cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Cán bộ thông tin và truyền thông (Hình từ Internet)
Việc thực hiện nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về nội dung thực hiện như sau:
Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông
...
2. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng nền tảng công nghệ, trang thiết bị công nghệ thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn;
b) Xây dựng chương trình, tài liệu (tài liệu in, điện tử) phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng, bao gồm cả tiếng dân tộc thiểu số (nếu có);
c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng: Thời lượng tổ chức trực tiếp không quá 05 ngày (bao gồm cả thời gian đi thực tế và đánh giá kết quả).
...
Theo quy định trên, nội dung thực hiện nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông gồm xây dựng nền tảng công nghệ, trang thiết bị công nghệ thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn.
Và xây dựng chương trình, tài liệu (tài liệu in, điện tử) phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng, bao gồm cả tiếng dân tộc thiểu số (nếu có).
Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng: Thời lượng tổ chức trực tiếp không quá 05 ngày (bao gồm cả thời gian đi thực tế và đánh giá kết quả).
Trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông thì các cơ quan có thẩm quyền có những trách nhiệm gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT về tổ chức thực hiện như sau:
Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông
...
3. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ quan Trung ương:
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện:
+ Xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền;
+ Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu cho công tác bồi dưỡng, tập huấn;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên báo chí (bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do địa phương quản lý); cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, cán bộ làm công tác quản lý thông tin cơ sở cấp tỉnh.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm:
+ Xây dựng chương trình, tài liệu theo yêu cầu đặc thù của cơ quan, tổ chức phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản lý.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chịu trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thông tin và truyền thông theo yêu cầu đặc thù của địa phương (ngoài chương trình, tài liệu do Trung ương xây dựng);
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thông tin và truyền thông do địa phương quản lý (không bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do địa phương quản lý).
Như vậy, việc tổ chức thực hiện việc nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trách nhiệm cụ thể của những cơ quan, tổ chức này được quy định tại khoản 3 Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?