Trong trường hợp thay đổi mức thù lao thì tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có được yêu cầu sửa đổi Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?
- Tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hưởng mức thù lao như thế nào?
- Trong trường hợp thay đổi mức thù lao thì tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có được yêu cầu sửa đổi Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?
- Việc sửa đổi Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã ký được thực hiện như thế nào?
Tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hưởng mức thù lao như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 thì các tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hưởng thù lao bao gồm:
- Tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người thuộc hộ cận nghèo; người thuộc hộ nghèo đa chiều được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Cũng tại Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 thì mức thù lao cho tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên thực hiện theo năm tài chính của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam và tối đa bằng 7,5% số tiền đóng của người tham gia, trong đó:
- Mức chi thù lao cho tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội tự nguyện bình quân tối đa bằng 14% số tiền đóng của người tham gia bảo hiểm xã hộitự nguyện;
- Mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục bình quân tối đa bằng 2,5% số tiền đóng của học sinh, sinh viên;
- Mức chi thù lao cho tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm y tế của các đối tượng còn lại bình quân tối đa bằng 7,0% số tiền đóng bảo hiểm y tế của người tham gia.
Trong trường hợp thay đổi mức thù lao thì tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có được yêu cầu sửa đổi Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?
Thay đổi mức thù lao cho tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm 1.4 khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động của tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về nội dung Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như sau:
Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT; phân cấp ký Hợp đồng
1. Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT (sau đây gọi tắt là Hợp đồng)
…
1.4. Cam kết của các bên
1.4.1. Cơ quan BHXH
a) Cung cấp văn bản, tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ biểu mẫu, biển hiệu và các thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động dịch vụ thu.
b) Phổ biến, cập nhật chính sách, quy định mới về BHXH, BHYT; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng cho nhân viên Tổ chức dịch vụ.
c) Chi thù lao theo quy định.
d) Khen thưởng theo quy định.
Theo đó, việc chi thù lao theo quy định là một trong những cam kết của cơ quan BHXH trong Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.
Vì thề, trong trường hợp có sự thay đổi về mức thù lao mà cơ quan BHXH chi cho tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT được coi là trường hợp có sự thay đổi trách nhiệm của cơ quan BHXH trong Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.
Tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về các trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như sau:
Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng
1. Các trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng
1.1. Thay đổi căn cứ pháp lý của Hợp đồng đã ký.
1.2. Thay đổi chính sách pháp luật, các quy định về BHXH, BHYT của Nhà nước.
1.3. Thay đổi, bổ sung quyền, trách nhiệm của các bên ký Hợp đồng.
1.4. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thực hiện Hợp đồng.
Theo đó, trường hợp có thay đổi, bổ sung quyền, trách nhiệm của các bên ký Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT là trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.
Như vậy, trường hợp có sự thay đổi về mức thù lao mà cơ quan BHXH chi cho tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT là trường hợp cần thực hiện sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.
Nên trong trường hợp này, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT được quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.
Việc sửa đổi Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã ký được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về quy trình sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như sau:
Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng
…
2. Quy trình sửa đổi, bổ sung Hợp đồng
2.1. Một trong hai bên có văn bản thông báo gửi bên kia đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể của Hợp đồng đã ký.
2.2. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Hợp đồng, hai bên cùng bàn bạc, thỏa thuận.
2.3. Hiệu lực của Phụ lục Hợp đồng theo hiệu lực của Hợp đồng đã ký.
Theo đó, trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT đã ký thì tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT cần có văn bản thông báo gửi cơ quan BHXH đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể của Hợp đồng ủy quyền đã ký.
Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Hợp đồng, hai bên cùng bàn bạc, thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?