Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào?
- Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào?
- Việc xác định thiệt hại được bồi thường như thế nào? Có được tính lãi không?
- Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra như thế nào?
Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được dựa trên các tiêu chí nào?
Tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra (Hình từ Internet)
Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.
Tại Điều 3 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23 của Luật
1. Giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng trên thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là giá giao dịch phổ biến trung bình trên thị trường của 03 tài sản đó do 03 cơ sở kinh doanh khác nhau trên thị trường cung cấp.
2. Thị trường quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật là thị trường trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là thị trường cấp huyện) nơi phát sinh thiệt hại thực tế.
Trường hợp thị trường cấp huyện nơi phát sinh thiệt hại thực tế không có tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và chất lượng thì thị trường là thị trường cấp huyện gần nhất với nơi phát sinh thiệt hại thực tế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Mức độ hao mòn của tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.
7. Thời điểm thiệt hại xảy ra quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 23 của Luật là ngày phát sinh thiệt hại thực tế.
Trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định căn cứ dựa vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm thiệt hại xảy ra.
Việc xác định thiệt hại được bồi thường như thế nào? Có được tính lãi không?
Theo Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Xác định thiệt hại được thực hiện như sau:
Xác định thiệt hại
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Giá trị thiệt hại được bồi thường được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 43 của Luật này hoặc tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật này. Trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này thì giá trị thiệt hại vẫn được tính tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường trước đó.
3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được bồi thường quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 23, Điều 24, các khoản 1, 2 và 3 Điều 25, các khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 27 của Luật này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến khi chấm dứt thiệt hại đó.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi và chi phí khác theo quy định.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất do người thi hành công vụ gây ra như thế nào?
Theo Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm theo quy định sau:
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường;
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?