Trong trường hợp nào thì Công ty Mua bán nợ Việt Nam không được thực hiện các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp?
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nào?
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam không được thực hiện các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc về ai?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nào?
Các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hoạt động đầu tư vốn
1. Công ty thực hiện đầu tư vốn theo các hình thức quy định tại Điều 25 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và các quy định tại Quy chế này. Các nội dung không quy định tại Quy chế này, DATC thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 129/2020/NĐ-CP quy định các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm:
- Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật;
- Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật;
- Mua toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
- Mua công trái, trái phiếu, hối phiếu, các công cụ nợ khác (không bao gồm việc mua lại trái phiếu, hối phiếu do Công ty Mua bán nợ Việt Nam phát hành để thực hiện nhiệm vụ theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền).
Công ty Mua bán nợ Việt Nam không được thực hiện các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Tại điểm d khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định Công ty Mua bán nợ Việt Nam không được đầu tư ra ngoài Công ty trong các trường hợp sau:
- Tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty.
- Góp vốn cùng doanh nghiệp mà Công ty Mua bán nợ Việt Nam giữ vốn góp chi phối để thành lập Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc về ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hoạt động đầu tư vốn
…
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp,
Theo đó, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Tại khoản 4 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
…
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?