Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?
Theo quy định của pháp luật nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
Điều 5 Nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Thu thập, ghi lại và phân tích các thông tin có thể thu thập được về sự cố tai nạn tàu bay;
2. Nghiên cứu, xác định các nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay;
3. Khuyến cáo đối với việc bảo đảm an toàn hàng không;
4. Lập báo cáo về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
- Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại điện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
- Bộ Giao thông vận tải thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc tổ chức điều tra theo cách thức phù hợp với mức độ, tính chất của sự cố, tai nạn đó. Trong trường hợp cần thiết thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay, Bộ Giao thông vận tải có thể mời đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
- Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay do Bộ Giao thông vận tải thành lập (sau đây gọi là cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay) có quyền trưng dụng người có đủ năng lực, trình độ của các tổ chức của Việt Nam sau đây để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay:
+ Người khai thác tàu bay;
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
+ Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và thử nghiệm tàu bay;
+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp về hàng không.
- Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được bố trí nơi làm việc thích hợp gần khu vực hiện trường xảy ra sự cố hoặc tai nạn tàu bay; được trang bị phương tiện đi - lại, trang bị, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay. Nơi làm việc do cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quyết định tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ điều tra tai nạn, sự cố tàu bay sau khi kết thúc việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay.
Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào?
Bảo vệ hiện trường tàu bay bị sự cố, tai nạn
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về bảo vệ hiện trường và di chuyển tàu bay bị sự cố, tai nạn như sau:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm bảo vệ tàu bay và hiện trường của tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Cấp cứu người còn sống; dập cháy và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;
+ Bảo vệ tàu bay để không bị cháy hoặc hư hỏng thêm; không làm xáo trộn hoặc thay đổi tư thế xác nạn nhân; không làm hư hỏng hoặc xáo trộn hàng hoá, hành lý và các đồ vật khác chuyên chở trên tàu bay;
+ Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do hàng nguy hiểm;
+ Chụp ảnh, quay phim hoặc các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ vật chứng dễ bị mất hoặc biến dạng;
+ Thu thập họ tên và địa chỉ của những người chứng kiến để phục vụ cho việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
- Chủ sở hữu, người khai thác tàu bay hoặc người thuê tàu bay có trách nhiệm di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay tổ chức di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn đến vị trí thích hợp trong trường hợp những người quy định tại khoản 3 Điều này không thực hiện.
- Việc di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố, tai nạn phải được lập biên bản. Biên bản ghi rõ hiện trạng của các đồ vật và tổ chức, cá nhân được giao đồ vật.
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Cấp cứu người còn sống; dập cháy và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;
- Bảo vệ tàu bay để không bị cháy hoặc hư hỏng thêm; không làm xáo trộn hoặc thay đổi tư thế xác nạn nhân; không làm hư hỏng hoặc xáo trộn hàng hoá, hành lý và các đồ vật khác chuyên chở trên tàu bay;
- Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do hàng nguy hiểm;
- Chụp ảnh, quay phim hoặc các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ vật chứng dễ bị mất hoặc biến dạng;
- Thu thập họ tên và địa chỉ của những người chứng kiến để phục vụ cho việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?