Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng trong tố tụng hình sự?
- Việc nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?
Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
Hiện nay, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là Mẫu số 31-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng
Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng trong tố tụng hình sự?
Kèm theo mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng - Mẫu số 31-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1), (3) và (11) ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội,Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm lập biên bản (ví dụ: Số: 16/2017/BB-TA).
(4) ghi giờ, ngày, tháng, năm lập biên bản.
(5) ghi cụ thể trụ sở Tòa án nơi lập biên bản.
(6), (7), (9) và (10) ghi rõ họ tên, chức vụ, chức danh của bên giao, bên nhận.
(8), (13), (16) và (18) ghi Viện kiểm sát cùng cấp.
(12) ghi họ tên bị can (các bị can) (Ví dụ: Hồ sơ vụ án hình sự Nguyễn Văn A).
(14) ghi tội danh bị truy tố theo cáo trạng.
(15) ghi tổng số bút lục trong danh mục kèm theo hồ sơ, mô tả tình trạng các vật chứng, tài liệu khác có liên quan.
(17) ghi giờ, ngày, tháng, năm kết thúc việc giao, nhận.
Việc nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:
- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
(2) Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án.
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
Lưu ý: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
- Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
(2) Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?