Trong thư viện trường học, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin là gì?
- Bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện trường học đảm bảo theo các nguyên tắc gì?
- Trong thư viện trường học, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin là gì?
- Tài nguyên thông tin hạn chế nào không được sử dụng trong thư viện và nguyên tắc đối với các tài nguyên này phải tuân thủ thế nào?
Bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện trường học đảm bảo theo các nguyên tắc gì?
Đầu tiên về khái niệm Bảo quản tài nguyên thông tin, được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL thì Bảo quản tài nguyên thông tin là quá trình áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm duy trì tính toàn vẹn, kéo dài tuổi thọ và giá trị sử dụng của tài nguyên thông tin trong thư viện. Bảo quản tài nguyên thông tin bao gồm: bảo quản dự phòng, bảo quản phục chế và chuyển dạng tài nguyên thông tin.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định các nguyên tắc trong hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin:
- Hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin được thực hiện từ khâu chọn vị trí, thiết kế xây dựng trụ sở thư viện, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, bố trí kho và gắn với thư viện trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động.
- Tuân thủ các quy tắc về điều kiện kỹ thuật, môi trường và các điều kiện khác bảo đảm an toàn cho tài nguyên thông tin.
- Chú trọng bảo quản dự phòng nhằm ngăn chặn triệt để những căn nguyên gây hại và phù hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin.
Việc bảo quản dự phòng phải tiến hành liên tục, thường xuyên theo định kỳ tối thiểu 06 tháng 01 lần.
- Giữ nguyên dạng, nguyên bản của tài liệu gốc, không thêm bớt, cắt xén hình ảnh làm ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tài liệu gốc khi thực hiện bảo quản phục chế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các tài nguyên thông tin được chuyển dạng, bảo đảm khả năng truy cập, an toàn, xác thực, bảo mật, dễ tìm kiếm, quản lý và cập nhật đối với vật mang tin được chuyển dạng từ tài nguyên thông tin gốc.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện.
Trong thư viện trường học, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin là gì? (Hình từ Internet)
Trong thư viện trường học, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin là gì?
Tại Điều 6 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện trường học như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý thư viện công lập có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ công tác bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện.
- Các thư viện thực hiện bảo quản tài nguyên thông tin có trách nhiệm:
+ Căn cứ kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện;
+ Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện đáp ứng yêu cầu trong bảo quản tài nguyên thông tin;
+ Giáo dục, nâng cao ý thức của người sử dụng trong bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện.
Tài nguyên thông tin hạn chế nào không được sử dụng trong thư viện và nguyên tắc đối với các tài nguyên này phải tuân thủ thế nào?
Về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện, căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
"Điều 7. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện
1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:
a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;
d) Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.
..."
Đồng thời, về nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện trường học theo Điều 32 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đối với tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thư viện 2019, người sử dụng thư viện phải tuân thủ những quy định sau:
+ Chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc các nhiệm vụ chính trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
+ Phải có giấy giới thiệu, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức chủ quản, tổ chức chính trị nơi học tập, công tác, sinh hoạt hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu thư viện theo quy chế khai thác tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng của thư viện
+ Thực hiện các quy định về bảo mật trong quá trình khai thác tài nguyên thông tin, không sao chụp, phát tán, phổ biến tài nguyên thông tin lên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng khác
+ Chỉ đọc tại chỗ, tại phòng riêng biệt theo nội quy của thư viện.
- Thứ hai, đối với tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Thư viện 2019, người sử dụng thư viện phải sử dụng bản sao, bản số hóa theo quy định của thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?