Trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước có những trách nhiệm nào?
Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 16/2014/NĐ-CP về định kỳ, thời hạn lập và phân tích cán cân thanh toán như sau:
Định kỳ, thời hạn lập và phân tích cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.
2. Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán:
a) Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;
b) Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
Theo quy định trên, cán cân thanh toán quốc tế quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo.
Cán cân thanh toán quốc tế năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
Cán cân thanh toán quốc tế (Hình từ Internet)
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam gồm những hạng mục chính nào?
Theo Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định về cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán như sau:
Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính như sau:
a) Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị định này và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;
c) Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định này;
d) Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
đ) Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
2. Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam gồm những hạng mục chính được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước có những trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này:
a) Thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán định kỳ;
b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ và thời hạn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức thu nhận thông tin, số liệu và dự báo các hạng mục sau đây:
a) Chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân;
b) Vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối;
d) Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Các loại tiền và tiền gửi quy định tại Điều 24 Nghị định này;
e) Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
4. Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định của Nghị định này.
5. Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin cán cân thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật thống kê và pháp luật khác có liên quan.
6. Chủ trì phổ biến thông tin, số liệu cán cân thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước có những trách nhiệm được quy định tại Điều 25 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để điều chỉnh số liệu do các Bộ, các cá nhân, tổ chức khác cung cấp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, phạm vi thống kê cán cân thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?