Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra tiến thành thu thập thông tin, tài liệu liên quan như thế nào?
- Trước khi tiến hành cuộc thanh tra thì có phải tổ chức một buổi công bố quyết định thanh tra hay không?
- Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra tiến thành thu thập thông tin, tài liệu liên quan như thế nào?
- Có phải kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra không?
Trước khi tiến hành cuộc thanh tra thì có phải tổ chức một buổi công bố quyết định thanh tra hay không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định:
Trường Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra.Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra.
Với thành phần tham dự buổi công bố gồm:
- Đối với quyết định thanh tra hành chính: Đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra, người thực hiện giám sát, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra;
- Đối với Quyết định thanh tra chuyên ngành: Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan do Người ra quyết định thanh tra quyết định trên cơ sở báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra.
Như vậy Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức buổi công bố Quyết định thanh tra.
Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra tiến thành thu thập thông tin, tài liệu liên quan như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra tiến thành thu thập thông tin, tài liệu liên quan như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về việc thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc thanh tra như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản. Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với những hồ sơ, tài liệu không cần thu giữ thì người nhận hồ sơ, tài liệu trả lại cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trước khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp. Việc trả hồ sơ, tài liệu phải lập thành biên bản giao nhận như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó thể thu thập thông tin, tài liệu thì Trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn thanh tra sẽ yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Cụ thể thực hiện theo nội dung quy định trên.
Có phải kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra không?
Sau khi thu thập được các thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm tra và xác minh. Cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư 06/2021/TT-TTCP như sau:
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được; đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, người có liên quan thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến làm việc hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Văn bản yêu cầu báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra có thể mời thêm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc người làm chứng khác.
2. Việc kiểm tra, xác minh được lập biên bản theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?