Trong quá trình kiểm tra mà phát hiện trong tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất thì sẽ xử lý như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: trong quá trình kiểm tra mà phát hiện tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất thì người đang thực hiện kiểm tra sẽ xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Tuấn đến từ Hà Nam.

Trong quá trình kiểm tra mà phát hiện trong tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất thì sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Xử lý khi phát hiện tạp chất
1. Trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b) Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Niêm phong có dấu treo của Cơ quan kiểm tra, chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và chữ ký của đại diện Cơ sở. Việc niêm phong phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của đại diện cơ sở, niêm phong phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn và ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký niêm phong, biên bản”.
c) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.
2. Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, kiểm tra viên thực hiện:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.

Như vậy trong quá trình kiểm mà phát hiện trong tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất tùy theo trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn hay trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập mà sẽ xử lý cụ thể trong từng trường hợp như quy định trên.

Tạp chất trong tôm

Tạp chất trong tôm (Hình từ Internet)

Cơ quan nào sẽ nhận bàn giao khi đoàn kiểm tra của cơ quan kiểm tra Trung ương phải di chuyển ngay đến địa điểm khác để kiểm tra tạp chất trong tôm?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Xử lý, bàn giao vụ việc vi phạm hành chính
1. Trưởng đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Trong trường hợp đoàn kiểm tra của cơ quan kiểm tra Trung ương phải di chuyển ngay đến địa điểm khác để kiểm tra, xử lý vi phạm về tạp chất, bảo đảm tính kịp thời, bảo mật, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo, xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để bàn giao vụ việc cho các cơ quan địa phương xử lý. Việc bàn giao vụ việc được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tiếp nhận bàn giao là Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại địa phương.
b) Việc bàn giao phải được lập biên bản và có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và đại diện bên nhận bàn giao.

Như vậy cơ quan sẽ nhận bàn giao khi đoàn kiểm tra của cơ quan kiểm tra Trung ương phải di chuyển ngay đến địa điểm khác để kiểm tra, xử lý vi phạm về tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm là:

- Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại địa phương.

Những hành vi nào bị xem là vi phạm về tạp chất trong quá trình kiểm tra tôm và sản phẩm tôm?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tạp chất: là các chất không phải thành phần tự nhiên của tôm.
2. Đưa tạp chất vào tôm là hoạt động cố ý ngâm, tẩm, ướp, nhồi nhét, bơm chích tạp chất vào tôm để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu tự nhiên của tôm nhằm mục đích gian lận thương mại, kể cả biếu, tặng, trao đổi.
3. Sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất là việc thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm có tạp chất.
4. Vi phạm về tạp chất là thực hiện một trong các hành vi được nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Như vậy các hành vi bị xem là vi phạm về tạp chất trong quá trình kiểm tra tôm và sản phẩm tôm là:

- Đưa tạp chất vào tôm (là hoạt động cố ý ngâm, tẩm, ướp, nhồi nhét, bơm chích tạp chất vào tôm để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu tự nhiên của tôm nhằm mục đích gian lận thương mại, kể cả biếu, tặng, trao đổi);

- Sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất (là việc thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm có tạp chất).

Kiểm tra tạp chất trong tôm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong quá trình kiểm tra mà phát hiện trong tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất thì sẽ xử lý như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm thì sẽ kiểm tra những nội dung nào? Và có mấy phương pháp thực hiện?
Pháp luật
Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm sẽ có những hình thức nào? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra tạp chất trong tôm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra tạp chất trong tôm
806 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra tạp chất trong tôm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào