Trong phòng thủ dân sự việc thông tin cho đối tượng dễ bị tổn thương phải được truyền tải bằng ngôn ngữ gì?
Đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng thủ dân sự bao gồm những ai?
Đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng thủ dân sự bao gồm những ai, căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Sự cố là tình huống bất thường do thiên tai, dịch bệnh, con người, hậu quả chiến tranh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường.
3. Thảm họa là biến động do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người, hậu quả chiến tranh gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường,
4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm:
+ Trẻ em;
+ Người cao tuổi;
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo;
+ Người nghèo;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
+ Người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Trong phòng thủ dân sự việc thông tin cho đối tượng dễ bị tổn thương phải được truyền tải bằng ngôn ngữ gì? (Hình từ Internet)
Trong phòng thủ dân sự việc thông tin cho đối tượng dễ bị tổn thương phải được truyền tải bằng ngôn ngữ gì?
Trong phòng thủ dân sự việc thông tin cho đối tượng dễ bị tổn thương phải được truyền tải bằng ngôn ngữ gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Thông tin về sự cố, thảm họa
1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó các thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa cần phải thông báo kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với đối tượng dễ bị tổn thương.
Trong hoạt động phòng thủ dân sự có được ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không?
Trong hoạt động phòng thủ dân sự có được ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không, căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự
…
4. Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
5. Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Theo đó trong hoạt động phòng thủ dân sự phải cần đảm bảo tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?