Trong ngày cưới, vàng được cho là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng? Tài sản chung, tài sản riêng được quy định thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng
*Tài sản chung của vợ chồng căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
-Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
-Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
-Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
*Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng
*Tài sản riêng của vợ, chồng căn cứ theo quy định Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
*Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng căn cứ theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Vàng được cho trong ngày cưới là tài sản chung hay riêng?
Căn cứ vào những quy định trên, thứ nhất, thời điểm vợ anh được cha mẹ hai bên cho tiền, vàng trong ngày cưới khi chưa đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hai anh chị chưa phải là vợ chồng. Do đó chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, chế độ tài sản vẫn là chế độ riêng của từng người.
Do đó, tiền, vàng mà cha mẹ hai bên cho vợ anh là tài sản của vợ anh, được tặng riêng trước khi kết hôn. Tuy nhiên vợ anh phải chứng minh được tài sản này là do cha mẹ tặng riêng cho vợ anh, không phải cho cả hai vợ chồng.
Thứ hai, thời điểm được cho vàng, tiền khi đã đăng ký kết hôn, nếu chứng minh được đây là tài sản vợ anh được cha mẹ hai bên tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu cá nhân của vợ anh. Ngược lại là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 3, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, anh và vợ anh chưa nêu rõ vàng, tiền được cho tồn tại dưới dạng trang sức cá nhân hay miếng, khâu và căn cứ theo Điều 43 của Luật này thì tiền, vàng mà bố mẹ hai bên cho vợ anh dù tồn tại dưới dạng gì, đã được chế tác thành đồ trang sức hay chưa vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?