Trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có cần đánh giá kinh nghiệm của chủ đầu tư thực hiện hoạt động đấu thầu của dự án không?
- Có thể dựa vào quyết định phê duyệt dự án để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được chủ đầu tư không?
- Trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có cần đánh giá kinh nghiệm của chủ đầu tư thực hiện hoạt động đấu thầu của dự án không?
- Kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư được đánh qua thông qua điều gì?
Có thể dựa vào quyết định phê duyệt dự án để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được chủ đầu tư không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án như sau:
Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư (trường hợp đã được xác định) có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
2. Trường hợp người có thẩm quyền đồng ý chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) tổ chức lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu căn cứ các tài liệu sau:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
b) Quyết định phê duyệt dự án (nếu có);
c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có);
d) Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có);
...
Theo đó, đối với trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể dựa vào quyết định phê duyệt dự án để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
Trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có cần đánh giá kinh nghiệm của chủ đầu tư thực hiện hoạt động đấu thầu của dự án không? (Hình từ Internet)
Trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có cần đánh giá kinh nghiệm của chủ đầu tư thực hiện hoạt động đấu thầu của dự án không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 quy định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án như sau:
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
...
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cần có đánh giá về năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án.
Như vậy, trong kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cần có đánh giá kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án.
Kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư được đánh qua thông qua điều gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án như sau:
Nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
...
2. Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư:
Việc đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:
a) Năng lực để thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu từ bước lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có) đến quản lý hợp đồng;
b) Kết quả thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ tiết kiệm trung bình; số lượng nhà thầu trung bình tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, tỷ lệ gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường chỉ có 01 nhà thầu tham dự trên tổng số gói thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; số lần không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu; các chỉ tiêu khác (nếu có);
c) Kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, việc xử lý kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, khiếu nại, tố cáo;
d) Các yếu tố khác.
...
Theo đó, việc đánh giá kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư được đánh giá thông qua kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, việc xử lý kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, khiếu nại, tố cáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?