Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
- Nội dung, triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định là gì?
- Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
- Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh gồm các hoạt động nào?
Nội dung, triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định là gì?
Căn cứ theo Điều 80, Điều 81 Luật Dược 2016 quy định về nội dung, triển khai hoạt động dược lâm sàng như sau:
Điều 80. Nội dung hoạt động dược lâm sàng
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng danh Mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm Mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
7. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Điều 81. Triển khai hoạt động dược lâm sàng
1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 của Luật này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật này cụ thể như sau:
a) Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
b) Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;
c) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
3. Chính phủ quy định việc tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo đó, về nội dung hoạt động dược lâm sàng được quy định theo Điều 80 Luật Dược 2016 và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo Điều 81 Luật Dược 2016.
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược (Hình từ Internet)
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
Theo khoản 2, khoản 6 Điều 6 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
...
2. Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc:
a) Tư vấn về sử dụng thuốc cho người kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị. Kiểm tra, kiểm soát quá trình kê đơn thuốc, thẩm định y lệnh để phát hiện, ngăn ngừa các sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra. Tổng hợp và phân tích nguyên nhân sai sót để đề xuất giải pháp khắc phục, cải thiện chất lượng kê đơn;
b) Tham gia phân tích sử dụng thuốc (bình ca lâm sàng) trong các trường hợp người bệnh nhiễm vi sinh vật kháng thuốc, người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc phức tạp hoặc theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tham gia hội chẩn hoặc các hội đồng chẩn đoán chuyên môn liên quan đến lựa chọn thuốc trong điều trị.
...
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về an toàn của thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng viên, y tá, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí các phản ứng có hại của thuốc;
b) Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, trên đây là các quy định về việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược.
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh gồm các hoạt động nào?
Theo Điều 7 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh như sau:
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh
Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với từng người bệnh, người làm công tác dược lâm sàng phải thực hiện các hoạt động sau:
1. Khai thác thông tin của người bệnh, bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh, bao gồm:
a) Tiền sử sử dụng thuốc;
b) Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.
2. Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh trong quá trình đi buồng bệnh hoặc xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, bao gồm:
a) Chỉ định;
b) Chống chỉ định;
c) Lựa chọn thuốc;
d) Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
đ) Các tương tác thuốc cần chú ý;
e) Phản ứng có hại của thuốc.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
4. Phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.
Như vậy, hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh bao gồm:
- Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?