Trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản gồm những gì? Giấy phép này được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?
- Trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
- Giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?
Trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
...
8. Nuôi trồng thủy sản;
...
Và căn cứ theo Điều 22 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
3. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
4. Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa đối với hoạt động tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này.
6. Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn đối với hoạt động tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
7. Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
a) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
c) Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án;
đ) Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Như vậy trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa đối với hoạt động tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này.
- Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn đối với hoạt động tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
Lưu ý: Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư.
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.
+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt.
Trước đây, quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản tại Điều 22 Nghị định 67/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Như vậy trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 21 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
2. Thời hạn cấp giấy phép:
...
d) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
đ) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Như vậy trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn cấp giấy phép: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cấp phép
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
Do đó, giấy phép nuôi trồng thủy sản trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?