Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng có Đồn Biên phòng hay không? Tổ chức của Đồn biên phòng của Bộ đội Biên phòng sẽ có những đơn vị nào?
Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng có Đồn Biên phòng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
1. Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
b) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
c) Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng sẽ bao gồm Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng.
Như vậy, có thể thấy rằng trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng theo quy định hiện nay thì có Đồn Biên phòng.
Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng có Đồn Biên phòng hay không? Tổ chức của Đồn biên phòng của Bộ đội Biên phòng sẽ có những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức của Đồn biên phòng của Bộ đội Biên phòng sẽ có những đơn vị nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 106/2021/ND-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
...
3. Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
a) Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
b) Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
c) Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
5. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng
a) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
b) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Theo đó, trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng thì Đồn Biên phòng gồm:
- Đội Vũ trang;
- Đội Vận động quần chúng;
- Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm;
- Đội Kiểm soát hành chính;
- Đội Tham mưu - Hành chính;
- Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
Bộ đội Biên phòng sẽ có những quyền hạn nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng
1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
4. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
6. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
7. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Bộ đội Biên phòng sẽ có những quyền hạn theo quy định trên. Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?