Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là cơ quan thế nào? Đâu là cơ quan tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao?
Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy Bộ Công an là cơ quan thế nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định:
Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
Theo đó trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thì Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.
Trong công tác quản lý phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là cơ quan thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo các nội dung gì?
Tại Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (Được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) có quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy như sau:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.
(2) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
(3) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
(4) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(5) Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
(6) Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(7) Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.
(8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.
(9) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.
(10) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
(11) Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.
Đâu là cơ quan tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao?
Về nội dung này tại Điều 10 Thông tư 55/2020/TT-BCA có quy định:
Trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu, giải quyết các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao; phối hợp với Cơ quan điều tra các cấp điều tra vụ cháy, nổ khi có yêu cầu.
2. Khi tiến hành giải quyết ban đầu vụ cháy nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
3. Tiếp nhận và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền vụ cháy không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy do Cơ quan điều tra chuyển giao.
Theo đó việc tiếp nhận, tổ chức điều tra ban đầu, giải quyết các vụ cháy do Bộ trưởng Bộ Công an giao là trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Bên cạnh đó thì việc tổ chức điều tra phải tuân thủ theo các nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 55/2020/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc điều tra và phối hợp điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ
1. Tất cả các vụ cháy, nổ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra và các lực lượng khác trong Công an nhân dân phải phối hợp chặt chẽ khi điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan.
3. Cơ quan cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ của cơ quan cấp trên; cán bộ, chiến sĩ chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?