Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không?

Cho tôi hỏi trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không? Lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm thế nào để bảo đảm nguồn lực cho việc quản lý chất lượng xét nghiệm? Câu hỏi của chị Vân Linh (Đồng Nai).

Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không?

Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm thì tại Điều 10 Thông tư 01/2013/TT-BYT có quy định về trách nhiệm của các khoa lâm sàng như sau:

- Trưởng khoa chịu trách nhiệm chung, điều dưỡng trưởng chỉ đạo kỹ thuật lấy mẫu. Mỗi khoa cử người chịu trách nhiệm về các công việc: lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và nhận kết quả xét nghiệm.

- Trách nhiệm của các thành viên tại khoa liên quan:

+ Giúp lãnh đạo khoa triển khai thực hiện đầy đủ nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của khoa;

+ Tham gia các công việc và các lớp đào tạo về quản lý chất lượng xét nghiệm có liên quan.

Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không?

Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không? (Hình từ Internet)

Lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm thế nào để bảo đảm nguồn lực cho việc quản lý chất lượng xét nghiệm?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2013/TT-BYT có quy định về trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm của lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh có phòng xét nghiệm như sau:

Trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm
1. Chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện đúng các nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và của phòng xét nghiệm.
2. Thiết lập hệ thống tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình; xây dựng sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm song song với cấu trúc hệ thống hành chính và kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm của đơn vị.
4. Bảo đảm nguồn lực thích hợp cho quản lý chất lượng xét nghiệm, bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để triển khai kế hoạch đã được phê duyệt và kinh phí thường xuyên gồm:
a) Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng xét nghiệm;
b) Đào tạo nhân lực phòng xét nghiệm;
c) Bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm;
d) Xây dựng và phê duyệt các quy định, quy trình hướng dẫn, tổ chức đào tạo cho các nhân viên có liên quan;
đ) Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm.
5. Phân công ít nhất một nhân viên y tế quản lý chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, tùy theo quy mô, điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phòng xét nghiệm.

Theo đó lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm sẽ bảo đảm nguồn lực thích hợp cho quản lý chất lượng xét nghiệm, bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để triển khai kế hoạch đã được phê duyệt và kinh phí thường xuyên gồm:

- Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng xét nghiệm;

- Đào tạo nhân lực phòng xét nghiệm;

- Bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm;

- Xây dựng và phê duyệt các quy định, quy trình hướng dẫn, tổ chức đào tạo cho các nhân viên có liên quan;

- Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm.

Đâu là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá việc quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 01/2013/TT-BYT có quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm
a) Là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và các địa phương.
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành có trách nhiệm phổ biến, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và báo cáo về Bộ Y tế định kỳ 6 tháng 1 lần.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, xem xét, giải quyết./.

Theo đó thì Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ là đơn bị đầu mối tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư 01/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc và các địa phương.

Quản lý chất lượng xét nghiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quản lý chất lượng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm những nội dung theo luật định nào?
Pháp luật
Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm có quy định trách nhiệm đối với các khoa lâm sàng hay không?
Pháp luật
Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm ai có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình nội kiểm?
Pháp luật
Quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh gồm các hoạt động gì? Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng xét nghiệm thế nào?
Pháp luật
Phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý chất lượng xét nghiệm
1,531 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý chất lượng xét nghiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý chất lượng xét nghiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào