Trong công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu cơ quan thuế có trách nhiệm gì khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý?

Cho tôi hỏi là chương trình hành động phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý? Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh L.Đ.K.D đến từ Đà Nẵng.

Chương trình hành động phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành kèm theo Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2006 như sau:

MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1- Mục tiêu:
- Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng đến mọi cán bộ công chức, viên chức trong ngành thuế từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng.
- Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng tham nhũng đã xảy ra hoặc có thể xảy ra trong ngành.
- Đưa công tác phòng chống tham nhũng thành nhiệm vụ thường xuyên của ngành từ trung ương đến địa phương, góp phần xây dựng ngành thuế trong sạch, vững mạnh.
...

Như vậy, chương trình hành động phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành nhằm các mục đích:

- Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng đến mọi cán bộ công chức, viên chức trong ngành thuế từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng.

- Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng tham nhũng đã xảy ra hoặc có thể xảy ra trong ngành.

- Đưa công tác phòng chống tham nhũng thành nhiệm vụ thường xuyên của ngành từ trung ương đến địa phương, góp phần xây dựng ngành thuế trong sạch, vững mạnh.

Trong công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu cơ quan thuế có trách nhiệm gì khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý?

Trong công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu cơ quan thuế có trách nhiệm gì khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý? (Hình từ Internet)

Tổ chức rà soát các Quyết định hoàn thuế có phải là một hoạt động nhằm phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục B Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành kèm theo Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2006 như sau:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
...
2- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các thể chế chính sách:
- Tổ chức rà soát các văn bản, chính sách, loại bỏ ngay những văn bản, nội dung, qui định còn sơ hở, chồng chéo dễ bị lợi dụng, dễ dẫn đến hành vi quan liêu nhũng nhiễu, khó khăn, mất thời gian của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện việc bổ sung các qui định, qui trình quản lý cho phù hợp.
...
+ Rà soát các Quyết định hoàn thuế GTGT, Quyết định hoàn thuế TNDN do tái đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
...

Như vậy, việc tổ chức rà soát các Quyết định hoàn thuế GTGT, Quyết định hoàn thuế TNDN do tái đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hoạt động thuộc nội dung chương trình hành động phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan do mình quản lý?

Quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan Thuế khi để xảy ra tham nhũng tại tiểu mục 10 Mục B Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành thuế được ban hành kèm theo Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2006 như sau:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
...
10- Chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan Thuế khi để xảy ra tham nhũng.
Thủ trưởng cơ quan thuế cần quán triệt sâu sắc tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng là làm tốt công tác phòng ngừa chống tham nhũng, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của ngành, không triển khai thực hiện theo kiểu hình thức, cần giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết tới từng bộ phận, từng khâu công việc đảm bảo rõ ràng, minh bạch hạn chế tới mức tối thiểu sơ hở có thể xảy ra tham nhũng.
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc dể xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vi do mình quản lý.
Cấp phó của Thủ trưởng Cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách.
Tùy theo mức độ xử lý kỷ luật theo qui định của ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuế được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
...

Như vậy, chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan Thuế khi để xảy ra tham nhũng được quy định như sau:

- Thủ trưởng cơ quan thuế cần quán triệt sâu sắc tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng là làm tốt công tác phòng ngừa chống tham nhũng, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của ngành, không triển khai thực hiện theo kiểu hình thức, cần giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết tới từng bộ phận, từng khâu công việc đảm bảo rõ ràng, minh bạch hạn chế tới mức tối thiểu sơ hở có thể xảy ra tham nhũng.

- Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc dể xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vi do mình quản lý.

- Tùy theo mức độ xử lý kỷ luật theo qui định của ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
731 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào