Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?

Cho tôi hỏi trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào? Trường hợp phải báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử thì cần tuân thủ điều gì? Câu hỏi của anh Quân (Tp.HCM).

Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2013/TT-NHNN có quy định như sau:

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
...

Theo quy định trên thì trong công tác phòng chống rửa tiền, khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định.

Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào?

Trong công tác phòng chống rửa tiền khi hiện giao dịch có giá trị lớn thì người báo có trách nhiệm thế nào? (Hình từ Internet)

Trong việc phòng chống rửa tiền, khi thực hiện báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử được yêu cầu thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 35/2013/TT-NHNN thì báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử là báo cáo thể hiện dưới dạng file dữ liệu được truyền qua đường truyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thực hiện người báo cáo cần bảo đảm:

- Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng, ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc fĩle theo hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Đối tượng báo cáo phải truyền tin theo quy trình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.

- Đối tượng báo cáo phải cài đặt phần mềm truyền file do Cục Phòng, chống rửa tiền cung cấp.

- Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ cuối ngày làm việc, đối tượng báo cáo phải tổng hợp dữ liệu báo cáo và gửi theo quy định.

Thời hạn gửi chậm nhất là đến 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày tiếp theo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.

Trong trường hợp gửi chậm, thiếu báo cáo từ 2 (hai) ngày trở lên, đối tượng báo cáo phải giải trình về việc gửi chậm, thiếu cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

Trường hợp phát hiện sai sót trong các báo cáo đã gửi thì đối tượng báo cáo phải kịp thời gửi công văn hoặc thư điện tử (email) báo cáo giải trình về những sai sót đó cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

- Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cục Phòng, chống rửa tiền về cán bộ phụ trách báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử, bao gồm các thông tin: họ tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email) và phải thông báo bằng văn bản khi có sự thay đổi thông tin về cán bộ phụ trách hoặc thay đổi cán bộ phụ trách khác.

Trong công tác phòng chống rửa tiền, khi lập báo cáo giao dịch có giá trị lớn cần bảo đảm có những nội dung gì trong báo cáo?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2013/TT-NHNN quy định báo cáo giao dịch có giá trị lớn cần có các nội dung sau:

(1) Thông tin về khách hàng:

- Đối với khách hàng là cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (khách hàng có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam;

- Đối với khách hàng là tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế; trường hợp tổ chức không có mã số thuế thì bắt buộc phải có số giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.

(2) Thông tin về giao dịch:

- Đối với giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ): ngày thực hiện giao dịch, số tài khoản (nếu có), loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch, số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch), lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;

- Đối với giao dịch mua, bán vàng có giá trị lớn: ngày thực hiện giao dịch, loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), khối lượng (đơn vị: kilogram; liệt kê theo từng loại hàng hóa), giá trị từng giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày quy đổi sang đồng Việt Nam, lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;

(3) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-NHNN.

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Pháp luật
Dấu hiệu cơ bản để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền phải báo cáo là gì? Hình thức báo cáo khi gặp những giao dịch đáng ngờ như thế nào?
Pháp luật
Phải đào tạo kiến thức cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với nhân sự mới được tuyển dụng trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
2,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào