Trong công tác giám sát trong Đảng thì trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát được quy định thế nào?
Đối tượng giám sát trong Đảng bao gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Theo Điều 7 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về đối tượng giám sát như sau:
Đối tượng giám sát
1- Đối tượng giám sát gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên cho đến Bộ Chính trị; Ủy ban kiểm tra các cấp; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
2- Đối tượng giám sát của các tổ chức đảng
a) Ban Chấp hành Trung ương giám sát: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết).
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giám sát: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng; các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
b) Cấp ủy các cấp giám sát: Ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy cùng cấp từ cấp trên cơ sở trở lên; Ủy ban kiểm tra cùng cấp; cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.
Ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên giám sát: Thường trực cấp ủy (đối với ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở), Ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp; các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy; cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
c) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát:
Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp dưới; thường trực cấp ủy cấp dưới từ cấp trên cơ sở trở lên; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn thuộc cấp ủy cùng cấp.
Trước hết giám sát các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp.
Cấp ủy viên cùng cấp (kể cả bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ), đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
d) Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp giám sát:
- Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp dưới, thường trực cấp ủy cấp dưới từ cấp trên cơ sở trở lên; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới. Trước hết giám sát các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi được phân công phụ trách.
- Các thành viên trong cơ quan mình và đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách của từng cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy.
đ) Chi bộ giám sát: Đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý).
Theo quy định trên, đối tượng giám sát bao gồm Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên cho đến Bộ Chính trị; Ủy ban kiểm tra các cấp; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
Giám sát trong Đảng (Hình từ Internet)
Trong công tác giám sát trong Đảng thì trách nhiệm của đối tượng giám sát được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về trách nhiệm của đối tượng giám sát như sau:
Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát
1 - Trách nhiệm của đối tượng giám sát
a) Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên và cấp ủy cấp mình về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể giám sát hoặc của tổ chức đảng có thẩm quyền.
b) Có trách nhiệm mời chủ thể giám sát và cán bộ được phân công giám sát dự các cuộc họp, hội nghị; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, trao đổi đầy đủ, trung thực với chủ thể giám sát về các nội dung được yêu cầu.
c) Thực hiện quyết định, thông báo, tiếp thu việc nhắc nhở, cảnh báo, các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể giám sát; nghiên cứu, xem xét để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm hoặc hậu quả gây ra và báo cáo với chủ thể giám sát đúng quy định.
d) Không được gây khó khăn, trở ngại, không được từ chối khi có yêu cầu giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền; không để lộ bí mật nội dung giám sát và các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
đ) Báo cáo chủ thể giám sát việc khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm.
...
Theo đó, trong công tác giám sát trong Đảng thì đối tượng giám sát có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên và cấp ủy cấp mình về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định của chủ thể giám sát hoặc của tổ chức đảng có thẩm quyền.
Đối tượng giám sát có những quyền gì trong công tác giám sát trong Đảng?
Theo khoản 2 Điều 14 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về quyền của đối tượng giám sát như sau:
Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát
...
2- Quyền của đối tượng giám sát
a) Được chủ thể giám sát thông báo trước người được phân công giám sát thường xuyên; được nghe nhận xét, đánh giá về bản thân hay tổ chức mà mình là thành viên.
b) Được chủ thể giám sát thông báo trước quyết định, kế hoạch giám sát theo chuyên đề.
c) Được thảo luận, trình bày ý kiến, giải trình và bảo lưu ý kiến; được sử dụng bằng chứng chứng minh về các nội dung giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình.
d) Từ chối trả lời, cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình hoặc không liên quan đến nội dung giám sát hoặc thấy chủ thể giám sát thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền giám sát.
đ) Được đề nghị, phản ánh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá đối với mình hoặc xem xét lại việc giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể giám sát.
Như vậy, trong công tác giám sát trong Đảng thì đối tượng giám sát có những quyền được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có quyền được chủ thể giám sát thông báo trước người được phân công giám sát thường xuyên; được nghe nhận xét, đánh giá về bản thân hay tổ chức mà mình là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?