Trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin theo các nguyên tắc gì?
- Trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin theo các nguyên tắc gì?
- Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo thủ tục thế nào?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính?
Trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin theo các nguyên tắc gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính chỉ cho phép truy cập thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính khi nâng cấp hoặc xây dựng mới phải bảo đảm khả năng kết nối và tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo thủ tục thế nào?
Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Bước 1: Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành gửi văn bản đề nghị kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tới Bộ Tư pháp.
Trong văn bản nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phạm vi, phương thức kết nối, tích hợp dữ liệu, Mục đích và số lượng trường thông tin cần được truy cập;
Bước 2: Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phương thức kết nối, tích hợp dữ liệu và số lượng trường thông tin chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin theo các nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 20/2016/NĐ-CP thì Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, bên cạnh đó tại Điều này còn nêu về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm các Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vận hành ổn định và liên tục;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc mở rộng, nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
d) Hướng dẫn thống nhất quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực cho việc xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
e) Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về kỹ năng cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này về kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?