Trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành có những phương pháp giáo dục đặc thù nào cho người học?
- Đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành cần đảm bảo các nguyên tắc chung gì?
- Có những phương pháp giáo dục đặc thù nào cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành?
- Vai trò của giáo viên trong dạy học phương pháp giáo dục đặc thù cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành như thế nào?
Đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành cần đảm bảo các nguyên tắc chung gì?
Đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành cần đảm bảo các nguyên tắc chung được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục VI Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (sau đây gọi là Chương trình) Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT như sau:
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Chương trình tuân thủ theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, trong đó sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau nhằm phát huy vai trò chủ động của người học, lấy việc học làm trung tâm, giúp người học hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp, năng lực tự chủ, và các phẩm chất được xác định trong Chương trình thông qua những tình huống giao tiếp có ý nghĩa với những nguyên tắc chung theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, một số nhóm phương pháp chủ đạo, vai trò của người học và người dạy cho phép việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng và mục đích của người học như sau:
6.1. Nguyên tắc chủ đạo của đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp
Đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua sử dụng ngôn ngữ phục vụ mục đích giao tiếp có ý nghĩa với người học. Do đó, đường hướng dạy học này đảm bảo các nguyên tắc chung sau:
- Tập trung vào hoạt động giao tiếp thực trong quá trình học ngôn ngữ
- Cung cấp cho người học cơ hội thử nghiệm và sử dụng những kiến thức đã biết
- Tích hợp các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết giống như trong giao tiếp trên thực tế
- Người học được tiếp xúc với nhiều tình huống giao tiếp để khám phá kiến thức thức ngữ pháp
- Kết hợp nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học
- Phát huy tính chủ động sáng tạo, năng lực tự học ở người học
...
Theo quy định trên, đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua sử dụng ngôn ngữ phục vụ mục đích giao tiếp có ý nghĩa với người học.
Do đó, đường hướng dạy học này đảm bảo các nguyên tắc chung sau:
- Tập trung vào hoạt động giao tiếp thực trong quá trình học ngôn ngữ
- Cung cấp cho người học cơ hội thử nghiệm và sử dụng những kiến thức đã biết
- Tích hợp các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết giống như trong giao tiếp trên thực tế
- Người học được tiếp xúc với nhiều tình huống giao tiếp để khám phá kiến thức thức ngữ pháp
- Kết hợp nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học
- Phát huy tính chủ động sáng tạo, năng lực tự học ở người học.
(Hình từ Internet)
Có những phương pháp giáo dục đặc thù nào cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành?
Phương pháp giáo dục đặc thù cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được quy định tại tiểu mục 6.2 Mục VI Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT như sau:
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
...
6.2. Một số phương pháp giáo dục đặc thù cho đối tượng người học
6.2.1. Dạy học cá nhân hóa
Cá nhân hóa hoạt động học tập cho phép người học tham gia lựa chọn nội dung, phương pháp học tập, tạo điều kiện cho người học được học tập theo nhịp độ riêng của mình và theo cách thức học phù hợp với mình nhất, phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và mục đích học tập.
Dạy học cá nhân hóa đòi hỏi người dạy sử dụng phương pháp dạy học phân hóa, đa dạng hóa các hoạt động học tập, sử dụng linh hoạt các hoạt động nhóm, cặp phù hợp với trải nghiệm thực tế của người học, với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức ở các lứa tuổi khác nhau.
Dạy học cá nhân hóa còn chú trọng đến các đối tượng người học đặc biệt, có khó khăn trong việc học tập, đòi hỏi người dạy phải thiết kế các giáo án riêng theo lộ trình học tập đặc biệt, phù hợp với sự phát triển nhận thức và thể chất của người học.
6.2.2. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là nhóm phương pháp giáo dục giúp người học huy động nhiều nhóm năng lực, kỹ năng, kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong đời sống, qua đó phát triển được năng lực ngôn ngữ giao tiếp cần thiết.
Dạy học tích hợp đòi hỏi phát triển đồng thời và kết hợp nhiều nội dung liên môn và nội môn. Ở cấp độ liên môn, việc dạy học tiếng Anh được lồng ghép với các nội dung chuyên môn như khoa học, xã hội, văn hóa,... Ở cấp độ nội môn, đó là sự tích hợp các năng lực cấu thành năng lực ngôn ngữ giao tiếp (bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực xã hội, năng lực ngữ dụng, và năng lực sử dụng chiến lược giao tiếp), tích hợp các kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết, và tích hợp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa xã hội và giao tiếp liên văn hóa.
6.2.3. Phát triển năng lực tự học
Phát huy năng lực tự học, tính tự chủ học tập là một đặc điểm nổi bật trong các phương pháp dạy học cho các đối tượng người học người lớn và người học các chương trình giáo dục thường xuyên. Bồi dưỡng và phát triển phương pháp học, năng lực tự học, quyền tự chủ của người học sẽ giúp người học quản lý học tập tích cực độc lập, giúp người học đặt ra mục tiêu học tập, tự đưa ra các quyết định phù hợp với bản thân, kiểm soát việc học tập, quá trình nhận thức và nội dung học tập.
6.2.4. Ứng dụng công nghệ trong dạy học
Công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều phương tiện và học liệu hỗ trợ dạy học và các mô hình học tập trực tuyến, học tập kết hợp. Cần khai thác các học liệu học tập đa phương tiện, các mô hình tổ chức lớp học đa dạng để tăng cơ hội sử dụng ngôn ngữ, tạo điều kiện học tập thuận tiện và hiệu quả với các đối tượng người học khác nhau.
Theo đó, một số phương pháp giáo dục đặc thù cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành như sau:
- Dạy học cá nhân hóa;
- Dạy học tích hợp;
- Phát triển năng lực tự học;
- Ứng dụng công nghệ trong dạy học.
Vai trò của giáo viên trong dạy học phương pháp giáo dục đặc thù cho người học trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành như thế nào?
Vai trò của giáo viên được quy định tại tiểu mục 6.3 Mục VI Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Chương trình được thực hiện với nhiều đối tượng người học đa dạng. Do đó, khi thực hiện Chương trình, giáo viên là người tư vấn, tìm hiểu nhu cầu của người học khi sử dụng tiếng Anh để từ đó lựa chọn phương pháp, tài liệu phù hợp.
- Giáo viên có vai trò phát triển tính tự chủ cao hơn ở người học, trang bị cho người học phương pháp học, biết cách đánh giá và khai thác học liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ tìm ra và phát huy phong cách học tập của bản thân.
Các buổi học tập trung vào tự đánh giá và thiết lập mục tiêu, kỹ thuật quản lý việc học giúp người học phát huy tối đa nỗ lực học tập. Giáo viên cần giúp người học phát triển các kỹ năng học tập và chiến lược học tập hiệu quả để họ có thể tiếp tục học tập ngoài giờ học trên lớp qua các kênh trực tuyến từ xa hoặc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện phục vụ các mục tiêu đa dạng.
Bên cạnh các chiến lược học tiếng Anh, người học cũng cần được hướng dẫn xây dựng những thói quen học tập như sự kiên trì và suy ngẫm, rút kinh nghiệm,...
- Giáo viên cần sử dụng các kỹ thuật như phản hồi, đặt câu hỏi và kỹ thuật hỗ trợ từng bước, đánh giá quá trình để khám phá sự hiểu biết của người học, giúp dạy học ở cấp độ phù hợp và giúp người học dần dần cải thiện kỹ năng của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?