Trong bồi thường nhà nước thì hoàn trả là gì? Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả tiền bồi thường nhà nước khi có đủ các điều kiện nào?
Trong bồi thường nhà nước thì hoàn trả là gì?
Trong bồi thường nhà nước thì hoàn trả được giải thích theo khoản 8 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
Theo đó, hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.
Hoàn trả là gì? (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả tiền bồi thường nhà nước khi có đủ các điều kiện nào?
Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
1. Căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm:
a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;
b) Số tiền Nhà nước đã bồi thường.
2. Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau:
a) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
b) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
3. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người được xác định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
4. Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ động khắc phục hậu quả;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
c) Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả tiền bồi thường nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ động khắc phục hậu quả;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
- Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường nhà nước được quy định như thế nào?
Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường nhà nước được quy định theo Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan đến việc gây thiệt hại.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải hoàn thành việc xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả của từng người và có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng tối đa là 30 ngày.
3. Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thực hiện:
a) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do mình quản lý trong hoạt động tố tụng hình sự và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do cơ quan đó quản lý.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ban hành quyết định hoàn trả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
4. Quyết định hoàn trả phải được gửi tới người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thu tiền hoàn trả.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?