Trong bồi thường nhà nước thì cơ quan giải quyết bồi thường là gì? Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có những căn cứ nào?
Trong bồi thường nhà nước thì cơ quan giải quyết bồi thường là gì?
Trong bồi thường nhà nước thì cơ quan giải quyết bồi thường được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Theo đó, cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Cơ quan giải quyết bồi thường là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có những căn cứ nào?
Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có những căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
b) Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
c) Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
d) Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
đ) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
e) Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
g) Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
h) Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có những căn cứ sau đây:
- Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
- Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
- Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
- Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
- Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
- Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
- Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ như thế nào?
Người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ
1. Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện các việc sau đây:
a) Yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản đó hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp nội dung của văn bản đó không rõ ràng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
Theo đó, cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?