Trong Biên bản Điều tra tai nạn lao động việc xác định những người có lỗi ảnh hưởng đến trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào?
- Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có được tiết lộ thông tin với báo chí trong quá trình Điều tra hay không?
- Biên bản điều tra tai nạn lao động không kết luận những người có lỗi thì có hợp pháp hay không?
- Việc xác định những người có lỗi trong Biên bản Điều tra tai nạn lao động ảnh hưởng đến trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào?
Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có được tiết lộ thông tin với báo chí trong quá trình Điều tra hay không?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
…
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Như vậy, các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động không được tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Biên bản điều tra tai nạn lao động không kết luận những người có lỗi thì có hợp pháp hay không?
Biên bản điều tra tai nạn lao động không kết luận những người có lỗi thì có hợp pháp hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.
Đồng thời, trong nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP có tồn tại nội dung sau:
Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc biên bản điều tra tai nạn lao động không kết luận những người có lỗi đã không tuân thủ quy định pháp luật.
Việc xác định những người có lỗi trong Biên bản Điều tra tai nạn lao động ảnh hưởng đến trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH về trợ cấp tai nạn lao động:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
Như vậy, việc xác định những người có lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi việc này ảnh hưởng đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn lao động.
Hay nói cách khác là xác định doanh nghiệp phải bồi thường hay trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, cụ thể:
- Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm trợ cấp tai nạn lao động khi người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?