Trợ cấp một lần cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
- Trợ cấp một lần cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
- Cơ quan nào có quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
- Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
Trợ cấp một lần cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả nào?
Theo Điều 13 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng như sau:
Trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
Trợ cấp một lần cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
3. Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
Theo đó, trợ cấp một lần cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia gồm những khoản chi trả sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
+ Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2006/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng như sau:
Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
1. Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng cho một trường hợp.
2. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, nhưng tối đa không được vượt quá 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
Theo đó, cơ quan có quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong đó, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng cho một trường hợp theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
Và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, nhưng tối đa không được vượt quá 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng cho một trường hợp theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 16/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe, người bị thiệt hại về tính mạng như sau:
Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ, người bị thiệt hại về tính mạng
1. Người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình của người thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí, giấy tờ chứng tử trong trường hợp chết và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
2. Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp;
...
Như vậy, thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 15 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?