Trình tự xây dựng và công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là trình tự xây dựng và công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Quảng Ninh.

Trình xây dựng biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT, có quy định về trình tự xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia như sau:

Trình tự xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia
Việc xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo quy định sau đây:
1. Xây dựng biểu đồ chạy tàu:
a) Trước 80 ngày so với ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc xây dựng biểu đồ chạy tàu tới các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định tại điểm a của Khoản này, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải gửi yêu cầu vận chuyển và tổ chức chạy tàu trên các tuyến đường sắt bằng văn bản tới doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Căn cứ vào năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt, năng lực đầu máy, toa xe, yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, nội dung của công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia xây dựng dự thảo biểu đồ chạy tàu gửi các doanh nghiệp nêu trên để tham gia ý kiến trước 40 ngày so với ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu;
d) Chậm nhất sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo biểu đồ chạy tàu, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có ý kiến đóng góp bằng văn bản đối với dự thảo biểu đồ chạy tàu gửi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
đ) Trên cơ sở ý kiến tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo biểu đồ chạy tàu để ban hành và công bố; gửi thông báo bằng văn bản đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về khả năng đáp ứng của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với yêu cầu vận chuyển và tổ chức chạy tàu, mời các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tham gia vận chuyển đối với các tuyến đường sắt còn dư thừa năng lực chạy tàu.

Theo đó, trình xây dựng biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện theo quy định được nêu trên.

giao thông vận tải đường tải

Trình tự xây dựng và công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT, có quy định như sau:

Trình tự xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia
2. Công bố biểu đồ chạy tàu:
a) Sau khi hoàn chỉnh biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm gửi biểu đồ chạy tàu tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện, gửi Cục Đường sắt Việt Nam để giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu chậm nhất là 10 ngày trước ngày biểu đồ chạy tàu có hiệu lực thi hành;
b) Sau khi thực hiện quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm công bố biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp các nội dung sau: Các đôi tàu tổ chức chạy, loại tàu, thành phần đoàn tàu chạy trên các tuyến đường sắt; ga xuất phát, ga cuối cùng của các đoàn tàu; thời gian chạy tàu lữ hành của các đoàn tàu; ga đỗ nhận khách, thời gian đỗ nhận khách; ga đỗ và thời gian đỗ tác nghiệp cắt nối toa xe hàng;
c) Sau khi nhận được biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm công bố biểu đồ chạy tàu của các đôi tàu đăng ký chạy tại ga đường sắt có tác nghiệp hành khách, hàng hóa. Nội dung công bố biểu đồ chạy tàu tại các ga bao gồm các nội dung công bố của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định tại điểm b Khoản này và các nội dung sau: Thời gian đi, đến tại các ga của các đoàn tàu trên tuyến; các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc lập tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu, đảm bảo tàu đi, đến đúng giờ, các hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia được thực hiện như sau:

- Sau khi hoàn chỉnh biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm gửi biểu đồ chạy tàu tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện, gửi Cục Đường sắt Việt Nam để giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu chậm nhất là 10 ngày trước ngày biểu đồ chạy tàu có hiệu lực thi hành;

- Sau khi thực hiện quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm công bố biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp các nội dung sau:

+ Các đôi tàu tổ chức chạy, loại tàu, thành phần đoàn tàu chạy trên các tuyến đường sắt; ga xuất phát, ga cuối cùng của các đoàn tàu;

+ Thời gian chạy tàu lữ hành của các đoàn tàu;

+ ga đỗ nhận khách, thời gian đỗ nhận khách;

+ Ga đỗ và thời gian đỗ tác nghiệp cắt nối toa xe hàng;

- Sau khi nhận được biểu đồ chạy tàu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm công bố biểu đồ chạy tàu của các đôi tàu đăng ký chạy tại ga đường sắt có tác nghiệp hành khách, hàng hóa. Nội dung công bố biểu đồ chạy tàu tại các ga bao gồm các nội dung công bố của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định tại điểm b Khoản này và các nội dung sau:

+ Thời gian đi, đến tại các ga của các đoàn tàu trên tuyến;

+ Các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc lập tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu, đảm bảo tàu đi, đến đúng giờ, các hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu.

Khi có hai doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trở lên cùng đăng ký một hành trình chạy tàu trong biểu đồ chạy tàu thì xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2018/TT-BGTVT, có quy định như sau:

Trình tự xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia
4. Trường hợp có từ 02 doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trở lên cùng đăng ký một hành trình chạy tàu trong biểu đồ chạy tàu thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trả giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt cao nhất sẽ được phân bổ hành trình chạy tàu theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Theo quy định trên, nếu có từ 02 doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trở lên cùng đăng ký một hành trình chạy tàu trong biểu đồ chạy tàu thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trả giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt cao nhất sẽ được phân bổ hành trình chạy tàu theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Pháp luật
Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không lưu trữ hồ sơ tai nạn giao thông đường sắt thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
696 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào