Trình tự tiến hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội? Quốc hội cho phép trả lời chất vấn bằng văn bản trong trường hợp nào?
Trình tự tiến hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn như sau:
Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
...
3. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
c) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, trình tự tiến hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 nêu trên.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội (Hình từ Internet)
Quốc hội cho phép trả lời chất vấn bằng văn bản trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
...
4. Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
Theo đó, Quốc hội cho phép người bị chất vấn trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 15 nêu trên.
Trình tự tiến hành hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội như sau:
Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội
...
2. Hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
c) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
...
Theo đó, trình tự tiến hành hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 nêu trên.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?