Trình tự thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? Hồ sơ cần những gì?

Tôi có thắc mắc là trình tự thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài cần những gì? Thời hạn giải quyết hồ sơ bao lâu? Câu hỏi của anh K.H (Tp.HCM).

Trình tự thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Trình tự thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài được quy định cụ thể tại tiểu mục 2 Mục II Phần II Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 như sau:

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú ở nước ngoài vào thời điểm nộp hồ sơ. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.

- Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình. Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra; phân loại thành hồ sơ được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ phải xác minh về nhân thân và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

- Đối với những trường hợp không được miễn thủ tục xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trường hợp giấy tờ bảo đảm cho việc nhập quốc tịch nước ngoài đã hết hạn thì Bộ Tư pháp gửi văn bản cho Cơ quan đại diện để thông báo cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin gia hạn hoặc gấp mới giấy tờ đó.

Cơ quan đại diện có biện pháp hỗ trợ người xin thôi quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp mới giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài, nếu người đó yêu cầu.

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài đã được gia hạn hoặc được cấp mới cho Cơ quan đại diện để chuyển cho Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sau khi có Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi thông báo kèm bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch cho Cơ quan đại diện.

Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện có trách nhiệm thông báo cho người được thôi quốc tịch Việt Nam kết quả giải quyết. Cơ quan đại diện thu hồi Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người được thôi quốc tịch, theo quy định của pháp luật có liên quan.

Người được thôi quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm nộp lại Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp người được thôi quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú, thu hồi Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người đó theo quy định của pháp luật.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi đã đăng ký hộ tịch của người đó để ghi chú hoặc hướng dẫn ghi chú vào sổ hộ tịch.

Nội dung ghi chú gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định; cán bộ thực hiện ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm ghi chú.

Trường hợp việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện mà sổ hộ tịch đã chuyển lưu tại Bộ Ngoại giao thì Bộ Ngoại giao thực hiện ghi chú.

Trong trường hợp Cơ quan đại diện, Sở Tư pháp nhận được thông báo ghi chú nhưng không còn lưu giữ được sổ hộ tịch trước đây thì thông báo lại cho Bộ Tư pháp để theo dõi, quản lý.

thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài cần những gì?

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài được quy định cụ thể tại tiểu mục 2 Mục II Phần II Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 gồm:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1;

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện) (Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.2);

Tải về mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1 tại đây.

Tải về mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.2 tại đây.

- Bản khai lý lịch;

Tải về mẫu Bản khai lý lịch tại đây.

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng thôi quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con.

Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.

Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Giấy tờ có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài bao lâu?

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài được quy định cụ thể tại tiểu mục 2 Mục II Phần II Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 như sau:

Thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền là:

- 60 ngày đối với trường hợp không phải xác minh nhân thân;

- 105 ngày đối với trường hợp phải xác minh nhân thân.

Xem chi tiết thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài tại đây.

Quốc tịch Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài được không?
Pháp luật
Hướng dẫn ghi tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam? Tải về mẫu tờ khai ở đâu?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được hiểu là gì? Giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024 file word mới nhất? Tải mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam 2024 ở đâu?
Pháp luật
Người đã nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị tước quốc tịch trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con bao gồm những giấy tờ gì? Thời gian giải quyết để nhập quốc tịch Việt Nam cho con là bao lâu?
Pháp luật
Có 02 quốc tịch thì có được sửa lại tên trong Giấy khai sinh không? Cách đặt tên có 02 quốc tịch?
Pháp luật
Để được nhập quốc tịch Việt Nam thì công dân nước ngoài có bắt buộc chứng minh thu nhập hay không?
Pháp luật
Con chưa thành niên của người bị tước quốc tịch Việt Nam có bị tước quốc tịch Việt Nam giống cha mẹ không?
Pháp luật
Người Việt Nam nhập cư sang nước ngoài thì có bị mất quốc tịch Việt Nam không? Mất quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Tờ khai đề nghị đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hồ sơ yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam gồm những tài liệu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc tịch Việt Nam
934 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quốc tịch Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc tịch Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào