Trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định thế nào?
Trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định thế nào?
Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp, người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi người nghiện ma túy tham gia điều trị hoặc chấm dứt điều trị, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện đó đăng ký để quản lý hoặc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.
3. Địa điểm cai nghiện tự nguyện:
a) Tại gia đình, cộng đồng;
b) Tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
4. Hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện gồm:
a) 01 bản đăng ký cai nghiện tự nguyện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
c) 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.
5. Trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện tự nguyện:
a) Người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tại điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện của Ủy ban nhân dân cấp xã; xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu.
b) Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ tùy thân và vào sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo Mẫu số 23 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện, bổ sung hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện.
Theo đó, người nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm tiếp nhận đăng ký cai nghiện của Ủy ban nhân dân cấp xã; xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân để đối chiếu.
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giấy tờ tùy thân và vào sổ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện, bổ sung hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện.
Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định cho cá nhân cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng?
Người có quyền quyết định cho cá nhân cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc quyết định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đăng ký cai nghiện tự nguyện, đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thẩm định hồ sơ đăng ký cai nghiện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
2. Quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 24 Phụ lục II Nghị định này phải được gửi cho cá nhân, gia đình người cai nghiện, các đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
Theo quy định trên, người có quyền quyết định cho cá nhân cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có những trách nhiệm sau:
+ Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện.
+ Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội.
+ Trả chi phí cai nghiện theo hợp đồng sử dụng dịch cai nghiện (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?