Trình tự quản lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào? Ai có thẩm quyền xử lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Trình tự quản lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về trình tự quản lý văn bản đến như sau:
Trình tự quản lý văn bản đến
1. Tất cả văn bản đến của cơ quan, đơn vị phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan, đơn vị để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký và quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến.
2. Trình, chuyển giao văn bản đến.
3. Xử lý và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự quản lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như sau:
- Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến.
- Trình, chuyển giao văn bản đến.
- Xử lý và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Văn bản đến (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xử lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ tại khoản a Điều 18 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về thẩm quyền xử lý văn bản đến như sau:
Thẩm quyền xử lý văn bản đến
a) Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Trưởng phòng Hành chính.
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng.
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh Văn phòng.
d) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện: Viện trưởng, Phó Viện trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền xử lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng, Phó Viện trưởng, chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Trưởng phòng Hành chính.
Theo đó, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Trưởng phòng Hành chính có thẩm quyền xử lý văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Văn bản đến đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì đơn vị có trách nhiệm giải quyết không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về tiếp nhận, đăng ký văn bản đến như sau:
Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến
1. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào trong giờ làm việc Văn thư cơ quan tiếp nhận, kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan thì các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
2. Văn bản đến phải được phân loại sơ bộ, bóc bì, đóng dấu “Đến”, ghi số, ngày đến và đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản hoặc cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến trên máy vi tính tại Văn thư cơ quan, Đối với bản Fax, phải đóng dấu “Đến” trước khi trình người có thẩm quyền. Đối với văn bản được chuyển qua mạng phải in ra và làm thủ tục đóng dấu “Đến”.
3. Văn thư cơ quan được phép bóc các bì gửi đến (trừ bì có tên riêng đơn vị trực thuộc, cá nhân và văn bản mật). Văn bản mật đến được đăng ký riêng hoặc nếu sử dụng phần mềm trên máy vi tính thì không được nối mạng nội bộ hoặc mạng Internet. Việc bóc bì văn bản mật do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp quy định cụ thể.
4. Đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân gửi đến qua đường bưu điện, Văn thư có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, đóng dấu “Đến” trên bì, sau đó vào sổ chuyển bì (ghi đủ mã số bảo đảm nếu có) để chuyển giao đơn vị, cá nhân liên quan giải quyết theo thẩm quyền.
5. Văn bản đến phải được đăng ký, chuyển giao ngay trong ngày, nếu văn bản đến vào cuối giờ làm việc buổi chiều thì chuyển giao chậm nhất là đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có đóng dấu chỉ các mức độ: “Thượng khẩn”, “Khẩn”, “Hỏa tốc" “Hỏa tốc hẹn giờ" (gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được, kể cả ngoài giờ hành chính.
6. Văn thư cơ quan có trách nhiệm gửi trả lại nơi gửi những văn bản không đúng địa chỉ, không đảm bảo yêu cầu an toàn về công tác văn thư hoặc văn bản rách, nhàu nát.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào trong giờ làm việc Văn thư cơ quan tiếp nhận, kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận;
Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì các đơn vị không có trách nhiệm giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?