Trình tự chấm dứt hợp đồng với người lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động như thế nào theo quy định hiện nay?
- Trình tự chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động như thế nào theo quy định hiện nay?
- Cách tính trợ cấp mất việc làm như thế nào theo quy định hiện nay?
- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động và thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào?
Trình tự chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động như thế nào theo quy định hiện nay?
Trình tự chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Trong đó một trong các trường hợp thuộc quyền chấm dứt của người sử dụng lao động là chấm dứt hợp đồng lao động vì thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động. Cụ thể việc chấm dứt hợp đồng lao động vì thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động được quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 gồm các bước sau:
Bước 1: Ban hành quyết định thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động
- Doanh nghiệp ban hành quyết định thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động. Trong đó nêu rõ sự cần thiết và lý do phải thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động.
- Thẩm quyền ban hành căn cứ theo điều lệ, quy chế của doanh nghiệp.
Bước 2: Lập phương án sử dụng lao động
Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động 2019 gồm các nội dung sau:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
* Lưu ý khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Bước 3: Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người lao động
- Trước thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động 30 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
- Sau 30 ngày Sở lao động không có ý kiến hoặc có văn bản đồng ý thì mới được phép chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 4: Ra thông báo chấm dứt và ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
Sau khi thông báo, người sử dụng lao động ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, ghi rõ lý do chấm dứt do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động.
Bước 5: Giải quyết chế độ cho người lao động
- Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có trợ cấp mất việc làm theo quy định) trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Ngoài ra phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Cách tính trợ cấp mất việc làm như thế nào theo quy định hiện nay?
Trợ cấp mất việc làm theo Điều 47 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động và thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào?
Cụ thể theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP xác định như sau:
Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc
+ Thời gian thử việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần theo quy định;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định khi xử lý kỷ luật lao động.
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?