Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định về nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
1. Việc nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
2. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
3. Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật được nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;
Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;
Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;
Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP;
Tải mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp mới nhất 2023 tại đây: Tải về
- Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP;
Tải mẫu lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu mới nhất 2023 tại đây: Tải về
- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;
+ Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;
+ Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;
+ Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính:
+ Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
- Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:
+ Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
Bước 3: Cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP.
Tải mẫu Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp tại đây:
- Trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được cấp lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 26 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định về nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
...
7. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?