Trên tàu biển Việt Nam có cần bố trí chức danh bác sĩ hay nhân viên y tế hay không? Nhiệm vụ của bác sĩ, nhân viên y tế trên tàu là gì?

Cho tôi hỏi trên tàu biển Việt Nam có cần bố trí chức danh bác sĩ hay nhân viên y tế hay không? Bác sĩ, nhân viên y tế trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào? Họ có phải thực hiện đăng ký thuyền viên hay không? Câu hỏi của chị Hương (Nghệ An).

Trên tàu biển Việt Nam có cần bố trí chức danh bác sĩ hay nhân viên y tế hay không?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về các chức danh thuyền viển trên tàu biển Việt Nam như sau:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Theo đó thì chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có bao gồm bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Tuy nhiên việc có bố trí các chức danh này trên tàu biển Việt Nam hay không còn tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định nếu trên tàu không bố trí chức danh bác sỹ hoặc nhân viên y tế thì nhiệm vụ y tế trên tàu do thuyền trưởng phân công.

Trên tàu biển Việt Nam có cần bố trí chức danh bác sĩ hay nhân viên y tế hay không?

Trên tàu biển Việt Nam có cần bố trí chức danh bác sĩ hay nhân viên y tế hay không? (Hình từ Internet)

Bác sĩ, nhân viên y tế trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định trên tàu biển Việt Nam bác sỹ hoặc nhân viên y tế chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó. Bác sỹ hoặc nhân viên y tế có nhiệm vụ sau đây:

- Phụ trách về y tế, vệ sinh trên tàu, theo dõi sức khỏe, thực hiện cấp cứu và điều trị bệnh cho thuyền viên, hành khách và những người khác có mặt trên tàu; trường hợp cần thiết cho bệnh nhân nghỉ hoặc đưa bệnh nhân đi điều trị ở bệnh viện;

- Tiếp nhận và điều trị bệnh nhân trên tàu; trực tiếp kiểm tra và báo cáo đại phó tình hình vệ sinh buồng ở của thuyền viên và hành khách, nhà ăn, câu lạc bộ và những nơi công cộng khác; báo cáo đại phó về tình hình điều trị bệnh nhân;

- Kiểm tra chất lượng của lương thực, thực phẩm, nước ngọt sử dụng trên tàu và tiến hành kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh của bộ phận nhà bếp, nhà ăn, khách sạn. Tham gia lập thực đơn hàng ngày của thuyền viên và hành khách;

- Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho thuyền viên, báo cáo thuyền trưởng những người mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng chất gây nghiện; kiểm tra, theo dõi việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường sống;

- Quản lý sổ tiêm chủng của thuyền viên;

- Lập dự trù bổ sung và thay thế các dụng cụ y tế, thuốc men; kiểm kê tủ thuốc hàng tháng, hàng quý và báo cáo thuyền trưởng; giữ gìn, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

- Hướng dẫn cho thuyền viên phương pháp cấp cứu khi gặp tai nạn và các kiến thức thông thường về vệ sinh phòng bệnh mùa hè, mùa đông, khu vực hàn đới và nhiệt đới;

- Trước mỗi chuyến đi phải kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe của thuyền viên, sổ tiêm chủng của thuyền viên, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thủy, giấy chứng nhận tiêm phòng dịch cho gia súc (nếu có);

- Chăm sóc người sinh, bảo quản thi hài người chết trên tàu;

- Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo cho đại phó về việc chuẩn bị của bộ phận mình cho chuyến đi;

- Sau mỗi chuyến đi phải tập hợp báo cáo về tình hình sức khỏe của thuyền viên. Nếu cần thiết lập danh sách và báo cáo thuyền trưởng, chủ tàu về những người cần phải kiểm tra sức khỏe;

- Quản lý phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng cách ly, phòng bệnh nhân, trang thiết bị y tế, thuốc men;

- Tổ chức thực hiện pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về y tế, bảo hộ lao động trên tàu.

Bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trên tàu biển Việt Nam có phải đăng ký thuyền viên hay không?

Về việc đăng ký thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 49 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể:

Đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên
1. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Những quy định tại Chương này cũng áp dụng đối với trường hợp học viên thực tập trên tàu biển là công dân Việt Nam.
2. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên, tổ chức quản lý và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện.
3. Cơ quan đăng ký thuyền viên bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức, quản lý hoạt động của các cơ quan đăng ký thuyền viên và quyết định ủy quyền Cảng vụ hàng hải thực hiện việc đăng ký thuyền viên khi cần thiết.
4. Cơ quan đăng ký thuyền viên có trách nhiệm:
a) Lập và quản lý Sổ đăng ký thuyền viên;
b) Thực hiện việc đăng ký thuyền viên vào Sổ đăng ký thuyền viên;
c) Cấp Sổ thuyền viên cho thuyền viên;
d) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Sổ thuyền viên.

Theo quy định trên thì thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.

Như vậy bác sĩ hay nhân viên y tế làm việc trên tàu biển Việt Nam cũng sẽ phải đăng ký thuyền viên như các chức danh thuyền viên khác.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 1 gì? Cơ sở đóng tàu loại 1 phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
1,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào