Trên nhãn hàng hóa sang chiết thì ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính thế nào? Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa phải được thể hiện ra sao? Trường hợp anh mua bao gạo loại 50kg ví dụ như nhãn của nó là XY, sau khi mua về anh chiết nó ra từng bao nhỏ hơn (khoảng 1-5kg/bao), thì trên các bao nhỏ này anh có được in nhãn hàng hóa là gạo XY lên để bán cho khách hàng hay không? Câu hỏi của anh Khoa (Đồng Nai).

Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa phải được thể hiện ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có quy định:

Vị trí nhãn hàng hóa (Điều 4 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
1. Nhưng nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 1: số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

Như vậy các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào? (Hình từ Internet)

Trên nhãn hàng hóa sang chiết thì ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định:

Ngày sản xuất, hạn sử dụng
1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
2. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
3. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
4. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Theo đó thì đối với nhãn hàng hóa được san chiết thì phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHCNĐiều 7 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định như sau:

Điều 6. Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
...
3. Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.
Ví dụ: cho phép san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.
Hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.
...
Điều 7. Ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể phải thể hiện đầy đủ 03 nội dung sau:
a) Ngày sản xuất;
b) Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt;
c) Hạn sử dụng.

Như vậy, nếu theo nguyên tắc thì khi anh mua gạo XY vể để chia lại thành nhiều bao nhỏ đóng gói lại thì phải được nhà sản xuất gạo XY cho phép thông qua hợp đồng và trên nhãn hàng hóa phải có thông tin tên, địa chỉ của phía bên anh cũng như tên, địa chỉ của phía bên nhà sản xuất gạo XY và đồng thời phải có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng, ngày đóng gói theo quy định trên.

Nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhãn hàng hóa là gì? Tên quốc tế của nước ghi trên nhãn hàng hóa có bắt buộc phải phiên âm ra tiếng Việt hay không?
Pháp luật
Bao bì được sử dụng để lưu giữ hàng hóa đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm hay không?
Pháp luật
Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không?
Pháp luật
Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có phải là bao bì thương phẩm của thuốc không? Nhãn bao bì này phải ghi đầy đủ các nội dung nào?
Pháp luật
Bao bì trung gian là gì? Nhãn bao dì trung gian của thuốc phải có tối thiểu những nội dung nào?
Pháp luật
Thông tin bắt buộc phải ghi trên nhãn rượu bia gồm các nội dung nào? Nhãn rượu bia phải ghi ở vị trí nào?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có tên của nhà sản xuất hay không? Ai có trách nhiệm xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Năm sản xuất trên nhãn hàng hóa có được viết tắt? Ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa đối với trầm hương là gì? Có yêu cầu về ngày sản xuất không?
Pháp luật
Ghi nhãn để phân phối thịt bò bán tại các cửa hàng, siêu thị thì cần phải thể hiện những thông tin gì? Và thịt bò phải được bao bọc như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn hàng hóa
5,028 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào