Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội việc phát triển và quản lý nhà ở phải đảm bảo các tiêu chí gì? Quản lý dân cư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thực hiện thế nào?

Đất đai trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quản lý khai thác như thế nào? Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội việc phát triển và quản lý nhà ở phải đảm bảo các tiêu chí gì? Quản lý dân cư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Đoàn đến từ Hải Phòng.

Đất đai trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quản lý khai thác như thế nào?

Theo Điều 15 Luật Thủ đô 2012 có quy định về việc quản lý đất đai như sau:

Quản lý đất đai
1. Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức xây dựng, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống thông tin địa lý, thông tin về địa chính; giá quyền sử dụng đất, giá cho thuê đất; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thủ đô;
b) Bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.
4. Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Theo đó, đất đai trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.

Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)

Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội việc phát triển và quản lý nhà ở phải đảm bảo các tiêu chí gì?

Theo Điều 16 Luật Thủ đô 2012 quy định về việc phát triển và quản lý nhà ở:

Phát triển và quản lý nhà ở
1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.
3. Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo quy định của pháp luật.
4. Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.
5. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành biện pháp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định cụ thể tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy đảm bảo 05 tiêu chí trong việc phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn Thủ đô như sau:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại

- Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị.

- Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo quy định của pháp luật.

- Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Quản lý dân cư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thực hiện thế nào?

Theo Điều 19 Luật Thủ đô 2012 và khoản 3, khoản 4 Điều 37 Luật cư trú 2020 quy định:

Quản lý dân cư
1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

Như vậy, dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

Lưu ý rằng:

Về việc đăng ký thường trú ở ngoại thành của công dân theo khoản 3, khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 hiện nay đã bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 37 Luật cư trú 2020 cụ thể:

3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Các hoạt động Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 thế nào?
Pháp luật
Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, được sử dụng lòng đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội? Quy định giới hạn độ sâu ra sao?
Pháp luật
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Pháp luật
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh gì?
Pháp luật
Trách nhiệm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là gì? Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thế nào trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô Hà Nội?
Pháp luật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng, phát triển và kết nối thế nào? Ai ban hành các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất trên địa bàn Thủ đô?
Pháp luật
Giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô có phải không?
Pháp luật
Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ và trách nhiệm của ai? Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội phải bảo đảm các tiêu chí nào?
Pháp luật
Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào? Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ đô Hà Nội
1,072 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào