Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định?
- Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định?
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài?
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ?
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định về trường hợp cần bảo vệ trẻ em như sau:
Trường hợp cần bảo vệ trẻ em
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Như vậy, theo quy định, trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài?
Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ như sau:
Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ
1. Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.
2. Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
3. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ thông tin, phản ánh về tình trạng cụ thể của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần thiết phải bảo vệ.
Như vậy, trong việc bảo vệ trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài, Bộ Tư pháp có các trách nhiệm sau đây:
(1) Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ.
(2) Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
(3) Trường hợp đặc biệt, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ thông tin, phản ánh về tình trạng cụ thể của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần thiết phải bảo vệ.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gì khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định về thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết như sau:
Thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết
1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp hoặc khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành các biện pháp liên lạc, tiếp xúc, thăm hỏi và đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kịp thời thông báo tình hình cho Bộ Tư pháp.
2. Trên cơ sở thông tin có được theo khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận để có biện pháp xử lý phù hợp, kể cả thu xếp biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
Như vậy, theo quy định, khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:
(1) Tiến hành các biện pháp liên lạc, tiếp xúc, thăm hỏi
(2) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
(3) Kịp thời thông báo tình hình cho Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?