Trẻ em nhiễm HIV có thuộc đối tượng được nhận làm con nuôi không? Người nước ngoài có được nhận trẻ em nhiễm HIV người Việt Nam làm con nuôi hay không?
Trẻ em nhiễm HIV có thuộc đối tượng được nhận làm con nuôi hay không?
Theo Điều 24 Luật Trẻ em 2016 về quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi của trẻ em như sau:
Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em thì trẻ em có quyền được nhận làm con nuôi để được chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:
Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Theo quy định trên, trẻ em dưới 16 tuổi thuộc đối tượng người được nhận làm con nuôi. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây thì được nhận làm con nuôi:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Như vậy, trẻ em nhiễm HIV vẫn được nhận làm con nuôi, được giáo dục và nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất. Không ai được quyền kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV.
Trẻ em nhiễm HIV được nhận làm con nuôi (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có được nhận trẻ em nhiễm HIV người Việt Nam làm con nuôi hay không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam được nhận trẻ em nhiễm HIV người Việt Nam làm con nuôi.
Ngoài ra nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì trẻ em nhiễm HIV được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi 2010 (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP).
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) quy định về hồ sơ của người nước ngoài nhận con nuôi người Việt Nam như sau:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ như sau:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp (Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 Nghị định 19/2011/NĐ-CP có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi).
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
- Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trẻ em khuyết tật,
+ Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, gồm
++ Trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch;
++ Trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt;
++ Trẻ em bị câm, điếc;
++ Trẻ em bị khoèo chân, tay;
++ Trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay;
++ Trẻ em nhiễm HIV;
++ Trẻ em mắc các bệnh về tim;
++ Trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục;
++ Trẻ em mắc các bệnh về máu;
++ Trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?