Trạm y tế xã có chức năng gì? Chức danh làm việc tại các Trạm y tế xã, phường được pháp luật quy định như thế nào?
Trạm y tế xã có chức năng gì?
Theo Điều 1 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định chức năng như sau:
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Chức năng của Trạm y tế xã
Chức danh làm việc tại các Trạm y tế xã, phường được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2014/NĐ-CP về Y tế xã, phường, thị trấn như sau:
- Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức.
- Số lượng người làm việc tại Trạm Y tế xã nằm trong tổng số người làm việc của Trung tâm Y tế huyện được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương theo vùng miền.
- Về ký kết hợp đồng của người làm việc tại Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định của Luật Viên chức như sau:
a) Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở; Điều 2 Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu và tiêu chuẩn của vị trí công việc đảm nhiệm;
b) Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Điều 1 trong Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở (thuộc diện hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg):
Những trường hợp đã có đủ thời gian 36 tháng làm việc tại trạm y tế xã (tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực), đáp ứng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp được xét tuyển đặc cách theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp chưa đủ thời gian 36 tháng làm việc tại Trạm Y tế (tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực) thực hiện tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức;
c) Đối với những viên chức được tuyển dụng từ khi Nghị định này có hiệu lực: Cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Luật Viên chức;
d) Số người được ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Điểm a, b, c không vượt quá số người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định về ký kết hợp đồng của người làm việc tại Trạm Y tế xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này
Tổ chức và nhân lực của Trạm y tế xã được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định:
- Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
- Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?